Bạn đã từng được nghe đến cụm từ “Kinh doanh hệ thống”. Trước đây khái niệm này thường bị lẫn lộn với Kinh doanh đa cấp, đôi khi được hiểu theo nghĩa tiêu cực. Tuy nhiên ngày nay với sự đa chiều của thông tin, sự minh bạch của thị trường. Nhiều nhà sản xuất đã chọn mô hình kinh doanh hệ thống để phân phối sản phẩm của mình đến tay người tiêu dùng. Đã có nhiều nhãn hàng thành công với mô hình kinh doanh này. Chúng ta cùng tìm hiểu xem mô hình kinh doanh hệ thống có những ưu nhược điểm gì khiến nó được phủ sóng khá nhanh đến như vậy nhé.
Ưu điểm của mô hình kinh doanh hệ thống
Tối ưu chi phí cho doanh nghiệp
Việc xây dựng đội nhóm bán hàng khiến doanh nghiệp không cần bỏ ra chi phí lớn cho quảng cáo, chi phí cho các khâu trung gian và các đại lý bán lẻ. Các cá nhân tham gia vào hệ thống sẽ chính là các nhân viên bán hàng, marketing, tư vấn sản phẩm và chăm sóc, nhận phản hồi từ khách hàng. Họ cũng chính là những khách hàng dùng thử sản phẩm, cảm nhận và góp ý để sản phẩm được hoàn thiện hơn nữa.
Kích cầu và phủ sóng nhanh
Khi những người bán hàng chính là những người trực tiếp tư vấn và giới thiệu sản phẩm. Không qua trung gian như cách kinh doanh truyền thống lợi nhuận hay còn gọi là hoa hồng bán sản phẩm của họ cũng cao hơn cách phân phối thông thường. Đó chính là động lực mạnh mẽ để họ nỗ lực bán hàng, mở rộng hệ thống nhanh nhất.
Mang lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp và cá nhân tham gia vào hệ thống
Vì không sử dụng hình thức quảng cáo và kênh phân phối truyền thống nên chi phí được tối ưu. Công ty tiết kiệm chi phí, có lợi nhuận cao, sẵn sàng trích hoa hồng lớn cho thành viên hệ thống. Cả hai bên đều có lợi. Tạo ra sự luân chuyển hàng hóa, nhiều công ăn việc làm cho xã hội.
Nhược điểm của mô hình kinh doanh hệ thống
Tuy nhiên vì cốt lõi của hệ thống vẫn là con người, để hệ thống phát triển nhanh thì công ty phải có nhiều nhà phân phối, nếu không tuyển chọn và đào tạo kỹ thì sẽ cực kỳ khó kiểm soát được hành vi của họ. Những thành viên này có thể tư vấn sai về sản phẩm, có những phản ứng tiêu cực lên khách hàng,lúc đó uy tín của doanh nghiệp sẽ khó được đảm bảo. Chưa kể nếu tham gia hệ thống mà không đạt được mục đích riêng, họ sẵn sàng quay lại để đổ lỗi, nói xấu doanh nghiệp. Để hạn chế những nguy cơ này, cần phải xây dựng hệ thống có tính gắn kết, lựa chọn thành viên có tố chất tốt. Thường xuyên đào tạo về chuyên môn của sản phẩm cũng như đạo đức kinh doanh.
Phá giá sản phẩm
Mỗi hệ thống kinh doanh thường sẽ quy định giá bán sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Nhưng trong quá trình bán hàng không ít đại lý sẵn sàng giảm giá, phá giá để bán hàng, điều này dẫn đến sự sai lệch giá trị và không đồng nhất. Để khắc phục những rủi ro này, các hệ thống có thể lựa chọn hỗ trợ khách hàng thanh toán bằng những ứng dụng chuyên nghiệp không mất phí như Ví điện tử Moca, Doanh nghiệp sẽ dễ dàng kiểm soát được giá bán cũng như doanh thu của hệ thống.
Bị nhầm lẫn với mô hình đa cấp
Không phải ai cũng bỏ thời gian để tìm hiểu về mô hình kinh doanh khá mới này. Họ thường đánh đồng kinh doanh hệ thống với mô hình đa cấp tiêu cực, gây ảnh hưởng xấu đến hình ảnh sản phẩm cũng như doanh nghiệp.
Để phát triển một sản phẩm hay một doanh nghiệp mới không hề đơn giản. Tùy vào đặc điểm sản phẩm, quy mô và nhiều yếu tố khác để doanh nghiệp lựa chọn mô hình phân phối sản phẩm cho mình. Nhìn vào điểm tích cực để phát huy và khắc phục những tiêu cực, thiếu sót. Nhiều doanh nghiệp đã lựa chọn mô hình kinh doanh hệ thống và đạt được thành công, họ cũng đang duy trì và phát triển tốt mô hình kinh doanh khá mới lạ này.