Ngày nay, có khá nhiều người mắc bệnh thoát vị đĩa đệm lựa chọn phương pháp điều trị tại nhà thay vì điều trị tại bệnh viện vì ngại thăm khám bác sĩ và tiết kiệm chi phí. Dưới đây, là các phương pháp chữa thoát vị đĩa đệm hiệu quả.
Tổng quan về bệnh thoát vị đĩa đệm
Thoát vị đĩa đệm là bệnh gì?
Thoát vị đĩa đệm là một bệnh về cột sống, khi nhân nhầy ở trong đĩa đệm lệch khỏi vị trí bình thường trong vòng sợi và chèn ép vào ống sống hoặc chèn vào các rễ thần kinh sống, đồng thời có sự đứt rách vòng sợi gây nên hội chứng thắt lưng hông điển hình.
Thoát vị đĩa đệm là một bệnh lý khá phổ biến hiện nay ở độ tuổi từ 22 – 55 tuổi. Bệnh này gây ra không ít biến chứng nguy hiểm cho người mắc. Bởi vậy, thoát vị đĩa đệm cần sớm được phát hiện và có phương pháp điều trị kịp thời.
Nguyên nhân
Lao động hoặc vận động quá sức, nằm sai tư thế dẫn đến tổn thương đĩa đệm
Do thoái hóa tự nhiên: Quá trình lão hóa khiến đĩa đệm, cột sống bị mất nước, xơ cứng nên bị tổn thương
Tai nạn bị chấn thương vùng xương sống
Bệnh do di truyền
Do mắc bệnh lý bẩm sinh
Trọng lượng cơ thể quá lớn, gây gánh nặng cho những đĩa đệm, đặc biệt là khu vực vùng thắt lưng.
Triệu chứng
Thoát vị đĩa đệm có những triệu chứng cơ bản sau:
Đau nhức chân tay: Bệnh nhân thường xuất hiện những cơn đau đột ngột ở vùng cổ, vai gáy, thắt lưng và tay chân. Cơn đau có thể âm ỉ hoặc dữ dội, đau nặng khi vận động và sẽ giảm nhẹ khi nghỉ ngơi.
Tê bì chân tay: Nhân nhầy của đĩa đệm thoát ra ngoài sẽ chèn ép lên rễ thần kinh gây những cơn đau nhức, tê bì vùng thắt lưng, vai gáy rồi dần phát triển tới mông, đùi, bẹn, gót chân… gây nên hiện tượng như kim châm, kiến bò trong người.
Yếu cơ, bại liệt: Đây là triệu chứng khi bệnh chuyển biến nặng, người bệnh khó có thể di chuyển, vận động dần dần dẫn tới teo cơ và bị liệt các chi.
Các phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm
Tùy theo tình trạng và mức độ ảnh hưởng của thoát vị đĩa đệm, bác sĩ sẽ có những phác đồ điều trị phù hợp. Các phương pháp thường dùng để điều trị thoát vị đĩa đệm hiện nay bao gồm:
Điều trị không dùng thuốc
Chiropractic (phương pháp kéo nắn xương khớp): Phương pháp này mang lại hiệu quả ở mức độ vừa phải với cơn đau lưng dưới, kéo dài ít nhất 1 tháng. Lưu ý: Trị liệu bằng phương pháp chiropractic đối với bệnh nhân bị thoát bị đĩa đệm cổ, trong một số hiếm trường hợp có thể gây đột quỵ.
Châm cứu: Giúp giảm đau lưng và đau cổ kinh niên khá tốt.
Massage: Giảm đau được 1 thời gian ngắn cho người bị đau lưng dưới kinh niên.
Yoga: Kết hợp vận động thể chất, tập thở và thiền, giúp cải thiện chức năng và làm giảm đau lưng kinh niên.
Vật lý trị liệu: Ap dụng cách đứng tựa lưng vào tường, 2 chân chạm đất, cố nhướng lên cao đồng thời hai tay giương cao lên trên hết sức như cố với lấy một vật gì đang gắn trên tường, giữ lâu khoảng vài phút, rồi thư giãn và lặp lại nhiều lần. Nên tập nhiều lần trong ngày. Mục đích là giảm sức ép các các đốt sống, nhất là các đốt sống ở hông (từ L1-S1). Lưu ý, tránh xách đồ nặng (một bên hoặc hai bên tay).
Điều trị nội khoa
Thuốc giảm đau không kê đơn
Nếu cơn đau của bệnh nhân từ nhẹ đến trung bình, bác sĩ có thể đề nghị dùng thuốc giảm đau không kê đơn như acetaminophen (Tylenol và một số loại khác); Ibuprofen (Advil, Motrin IB và một số loại khác) hoặc Naproxen sodium (Aleve).
Thuốc giãn cơ cũng có thể được dùng cho những bệnh nhân bị co thắt cơ. Tuy nhiên, nhóm thuốc này sẽ có tác dụng phụ đến bệnh nhan, cụ thể là gây buồn ngủ, choáng váng, mệt mỏi…
Thuốc giảm đau Opioid: Trường hợp các loại thuốc nêu trên không làm giảm cơn đau, bác sĩ có thể cân nhắc đến việc sử dụng ngắn hạn thuốc Opioid như Codeine hoặc kết hợp với oxycodone-acetaminophen (Percocet, Roxicet). Bệnh nhân khi sử dụng thuốc giảm đau này có thể chịu các tác dụng như gây nghiện, buồn ngủ, buồn nôn, lú lẫn hoặc táo bón…
Tiêm thuốc Steroid
Nếu các biện pháp nghỉ ngơi, dùng thuốc giảm đau dạng uống và vật lý trị liệu không có cải thiện, bác sĩ có thể chỉ định tiêm thuốc Steroid vào khu vực xung quanh dây thần kinh cột sống. Đây còn được gọi là phương pháp tiêm ngoài màng cứng thường áp dụng cho tình trạng bệnh từ trung bình đến nặng. Thuốc Steroid có thể giúp giảm sưng, giảm đau do thoát vị đĩa đệm và giúp người bệnh có thể đi lại dễ dàng.
Để xác định vị trí tiêm thuốc Steroid, bác sĩ sẽ thông qua hình ảnh chụp X-quang hoặc CT. Phương pháp này cần được thực hiện với liệu trình tiêm là 3 mũi/đợt, thời gian giữa các mũi từ 3 đến 7 ngày.
Điều trị ngoại khoa
Có một vài trường hợp, khi tình trạng thoát vị đĩa đệm chèn ép toàn bộ rễ thần kinh bên dưới thắt lưng (vùng đuôi ngựa) gây hội chứng đuôi ngựa (dấu hiệu là bí đại tiểu tiện, mất cảm giác đau xung quanh hậu môn và bộ phận sinh dục), lúc này bệnh nhân cần phải được chỉ định phẫu thậut ngay để ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng gây yếu tay/chân hoặc bị liệt. Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ đề nghị phẫu thuật khi phương pháp điều trị bảo tồn không cải thiện triệu chứng sau 6 tuần, đặc biệt nếu bệnh nhân tiếp tục gặp phải các vấn đề sau:
+ Tê hoặc yếu.
+ Khó đứng thẳng hoặc khó đi bộ.
+ Mất kiểm soát bàng quang hoặc ruột.
Trong nhiều trường hợp mổ thoát vị đĩa đệm, bác sĩ phẫu thuật có thể loại bỏ phần nhô ra của đĩa đệm, thậm chí có một số trường hợp phải loại bỏ hoàn toàn đĩa đệm. Trong những trường hợp này, các đốt sống có thể cần phải được kết hợp với phần cứng kim loại để cung cấp sự ổn định cho cột sống.
Cách phòng ngừa tái phát sau điều trị
Đa số các vấn đề có liên quan đến thoát vị đĩa đẹm sẽ tự khỏi hoặc chuyển biến tích cực khi được điều trị. Tuy nhiên, trong một số trường hợp vẫn có thể tái phát lại.
Để bảo vệ cột sống và ngăn ngừa nguy cơ tái phát thoát vị đĩa đệm, các bạn nên chú ý các biện pháp phòng ngừa sau khi điều trị:
+ Luôn ngồi và đứng thẳng.
+ Nếu phải đứng lâu, hãy gác một chân lên vật nào đó để giảm áp lực cho lưng.
+ Tránh nâng vật nặng quá 2,5kg.
+ Nếu nâng vật nặng, hãy ngồi xổm rồi từ từ nâng lên, tránh uốn cong vùng thắt lưng.
+ Duy trì cân nặng ổn định để không gây áp lực cho cột sống.
+ Tránh hút thuốc vì thuốc lá có thể gây ra xơ cứng động mạch, làm hỏng các đĩa đệm.
+ Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, bổ sung thực phẩm tốt cho xương.
+ Vận động điều độ theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Thoát vị đĩa đệm là một trong những bệnh rất thường gặp, với tỷ lệ chiếm đến 30% dân số và việc điều trị thoát vị đĩa đệm cũng mất khá nhiều thời gian và tiền bạc. Vì vậy, chúng ta nên xây dựng thói quen sinh hoạt khoa học, có kỷ luật trong quá trình làm việc hay điều khiển các phương tiện giao thông để tránh chấn thương.
>>> Xem thêm: Bệnh trĩ và cách điều trị
>>> Xem thêm: Thầy thuốc giỏi nhất Việt Nam
Thanh Hằng
Pingback: Thuốc chữa xương khớp tốt nhất hiện nay - Khỏe Đẹp 24h