“Thập nhân cửu trĩ” là 1 trong những câu nói dân gian miêu tả mức phổ biến của bệnh trĩ trong đời sống loài người. Theo thống kê của Bộ Y tế, có đến khoảng 70% dân số Việt Nam có nguy cơ mắc bệnh trĩ. Vậy làm thế nào để phòng chống, điều trị dứt điểm bệnh lý này?. Bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn câu trả lời.
Bệnh trĩ là gì? Phân loại các dạng bệnh hay gặp
Bệnh trĩ (tiếng anh là Hemorrhoids) thuộc bệnh lý vùng hậu môn – trực tràng, thường xảy ra khi vùng ổ bụng liên tục phải chịu nhiều áp lực đè nén khiến cho máu dẫn đến tĩnh mạch hậu môn bị ứ đọng lại, không lưu thông được hết. Tình trạng này kéo dài lâu ngày sẽ khiến tĩnh mạch giãn ra, sưng phồng tạo thành búi trĩ.
Trĩ được chia thành 3 loại khác nhau là trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp. Cụ thể như sau:
– Bệnh trĩ nội: các dấu hiệu của bệnh trĩ nằm phía bên trong hậu môn. Thường khó có thể quan sát được bằng mắt thường.
– Bệnh trĩ ngoại: xuất hiện do tĩnh mạch ngoài giãn sau đó gấp khúc phía bên ngoài của hậu môn. Những biểu hiện bệnh trĩ có thể quan sát dễ dàng, thường gây lộm cộm, khó khăn cho người bệnh khi ngồi.
– Bệnh trĩ hỗn hợp: nghĩa là vừa xuất hiện dấu hiệu của bệnh trĩ nội vừa xuất hiện dấu hiệu của bệnh trĩ ngoại. Điều này có nghĩa là các dấu hiệu của bệnh xuất hiện ở cả phía trên lẫn phía dưới đường lược của hậu môn.
Bản thân bệnh lý giai đoạn đầu không gây ra nhiều nguy hiểm cho cơ thể con người. Bệnh lý chỉ gây ra khó chịu, vướng víu trong cuộc sống đời thường. Tuy nhiên, nếu bị trĩ lâu ngày mà không chữa trị kịp thời, chuyển sang giai đoạn bệnh trĩ nặng sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm.
Bệnh trĩ có nguy hiểm không? Những biến chứng khó lường người bệnh trĩ nên cảnh giác
“Bệnh trĩ để lâu có sao không?” là câu hỏi được hầu hết người bệnh quan tâm. Trả lời cho câu trả hỏi này, nhiều bác sĩ cho biết, bệnh lý có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như:
– Tắc mạch: Búi trĩ tắc mạch là tình trạng phía bên trong mạch máu hình thành các cục máu đông gây tắc mạch. Tắc mạch trĩ ngoại thì vùng rìa của hậu môn sẽ thấy khối phòng màu xanh và đi kèm cảm giác đau rát khi sờ thấy căng. Tắc mạch trĩ nội thường đi kèm cảm giác cộm, đau.
– Sa nghẹt búi trĩ: Là tình trạng búi trĩ phình to và che lấp cửa hậu môn. Cản trở người bệnh trong việc đi đại tiện, gây ra nhiều đau đớn & khó chịu.
– Viêm nhiễm và hoại tử: Bệnh trĩ thường hay đi kèm với tình trạng táo bón nặng. Phân khô, cứng cọ vào thành hậu môn gây nứt kẽ và chảy máu, có thể viêm nhiễm, hoại tử.
– Thiếu máu: Đi ngoài ra máu liên tục là nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu máu ở người bệnh. Kết hợp với các dấu hiệu đau rát, người bệnh luôn rơi vào tình trạng mệt mỏi và căng thẳng.
Vậy tại sao bệnh trĩ lại có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như vậy?. Với quan niệm “phòng hơn chữa”, các bác sĩ khuyên rằng, người bệnh nên nắm rõ được nguyên nhân.
Nguyên nhân gây ra bệnh trĩ cần phải cảnh giác
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh trĩ, trong đó chúng tôi xin chia sẻ cho bạn 1 vài nguyên nhân thường gặp sau:
Để phòng tránh những biến chứng nguy hiểm, bên cạnh nguyên nhân, người bệnh vẫn phải nắm rõ triệu chứng. Từ đó sẽ phát hiện bệnh lý kịp thời và tránh trường hợp đáng tiếc xảy ra.
Những dấu hiệu bệnh trĩ dễ nhận biết
Việc phát hiện được những dấu hiệu của bệnh lý sớm sẽ giúp bạn trong việc điều trị bệnh trở nên đơn giản hơn. Chính vì thế, bạn không nên chủ quan khi cơ thể có các biểu hiện sau:
– Bệnh trĩ đi ngoài ra máu có thể thấy trong phân hay giấy lau. Ban đầu chỉ là một lượng máu nhỏ nhưng bệnh càng nặng thì lượng máu sẽ ngày càng nhiều hơn.
– Cảm giác vướng và cộm hậu môn do búi trĩ hành thành lớn
– Ngứa ngáy, đau rát khó chịu vô cùng
– Bệnh trĩ sưng to hậu môn, xuất hiện dịch nhầy: làm cho người bệnh cảm giác vô cùng khó chịu. Điều này sẽ tạo điều kiện để vi khuẩn tấn công, làm cho tình trạng viêm nhiễm ngày càng trầm trọng hơn.
– Người bệnh cảm thấy có cái gì đó lồi ra ngoài hậu môn
Các triệu chứng của bệnh trĩ sẽ có sự thay đổi tùy theo mức độ, từng cơ địa của mỗi người cũng như các giai đoạn của bệnh. Vậy bệnh trĩ có bao nhiêu cấp độ?. Theo các bác sĩ, bệnh trĩ được chia thành 04 cấp độ, tăng theo mức độ nặng dần. Bên cạnh đó, dấu hiệu bệnh lý còn tấn công trên đối tượng là trẻ em, phụ nữ mang thai.
Các dấu hiệu khác nhau:
– Biểu hiện bệnh trĩ độ 1, 2: Triệu chứng rõ nhất của bệnh trĩ giai đoạn đầu là hiện tượng đi ngoài ra máu và phân lỏng, có tia máu, đôi khi máu còn chảy thành giọt.
– Bệnh trĩ độ 3, 4: Bệnh trĩ lúc này đã chuyển sang giai đoạn nặng hơn, có thể chảy máu bất cứ khi nào. Búi trĩ cũng sẽ phình to hơn, che lấp phần hậu môn, khi đại tiện sẽ vô cùng đau rát, khó khăn. Người bệnh nên chấm dứt tình trạng này càng nhanh chóng càng tốt.
– Dấu hiệu bệnh trĩ khi phụ nữ mang thai: Người bệnh sẽ thường cảm thấy vướng và cộm khó chịu ở hậu môn.
– Triệu chứng bệnh trĩ ở trẻ nhỏ: Trẻ nhỏ thường táo bón thường xuyên, phân khô và đi ngoài chảy máu có kèm chất nhầy. Đau rát, thường xuyên quấy khóc.
Các bác sĩ khuyên rằng, nếu mà bạn đang gặp các vấn đề trên, hãy nhanh chóng đến thăm khám tại những cơ sở y tế và điều trị dứt điểm.
Các cách chữa bệnh trĩ đang được mọi người áp dụng hiện nay
Hiện nay, điều trị bệnh trĩ đã có nhiều bước phát triển mới. Các bác sĩ sẽ tiến hành những biện pháp chẩn đoán để biết được tình trạng của bệnh rồi mới đưa ra được phương pháp điều trị phù hợp.
Một số phương pháp điều trị bệnh trĩ đang được áp dụng hiện nay:
1.Thuốc chữa bệnh trĩ từ Tây y
Tùy theo từng bệnh nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc dùng sao cho phù hợp. Đơn thuốc chữa bệnh trĩ hiệu quả hiện nay bao gồm: thuốc uống, thuốc đặt và thuốc bôi:
– Thuốc co mạch: Phenylephrine, Norepinephrine, Epinephrine
– Thuốc giảm đau: Medicine, Trimebutin, Lidocain
– Kháng sinh, giảm viêm: Acetaminophen, Penicillin, Aspirin
– Thuốc bôi: Kem bôi trĩ chữ A của Nhật, Proctolog, Mastu S
– Thuốc đặt: Calmol, Avenoc, Witch Hazel
Ưu điểm: Cách điều trị bệnh trĩ bằng thuốc tân dược sẽ có hiệu quả điều trị cao và nhanh chóng khắc phục được các triệu chứng khó chịu của bệnh lý trong vài ngày điều trị đầu tiên.
Nhược điểm: Người bệnh sẽ thường gặp nhiều tác dụng phụ như buồn nôn, đau đầu, mệt mỏi. Ngoài ra, khi bôi thuốc sẽ khiến người bệnh có cảm giác ngứa ngáy, nhờn rít và bệnh dễ tái phát sau khi bạn dừng sử dụng thuốc.
Lưu ý: Việc dùng thuốc cần phải tuân thủ tuyệt đối theo chỉ định của bác sĩ. Chú ý nếu trong quá trình sử dụng mà có bất cứ phản ứng bất thường hay bệnh có xu hướng trầm trọng hơn thì cần phải liên hệ ngay với bác sĩ để có các phương án can thiệp hợp lý.
2. Cắt trĩ – Một trong các phẫu thuật gây đau đớn nhất
Nếu việc dùng thuốc & những biện pháp khác không có hiệu quả, những triệu chứng bệnh làm ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt hàng ngày thì các bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật. Có rất nhiều loại phẫu thuật trĩ để người bệnh lựa chọn. Chẳng hạn như:
– Thắt vòng búi trĩ
– Phương pháp cắt trĩ bằng laser
– Phương pháp Longo
Bên cạnh đó, chi phí phẫu thuật cũng là một vấn đề được rất nhiều người bệnh quan tâm. Trả lời câu hỏi “điều trị trĩ mất bao nhiêu tiền”, các bác sĩ cho biết, chi phí cắt trĩ là rất cao, người bệnh nên chuẩn bị trước nếu mà lựa chọn điều trị.
Ưu điểm: Phương pháp điều trị bệnh trĩ ngoại khoa có thể giải quyết nhanh búi trĩ căng phồng.
Nhược điểm: Bệnh cũng không được điều trị dứt điểm, búi trĩ có thể sẽ hình thành trong thời gian ngắn. Ngoài ra, người bệnh còn chịu cảm giác đau đớn khi phẫu thuật & cấu trúc hậu môn bị phá vỡ. Để tránh các biến chứng trong quá trình cắt trĩ thì người bệnh nên lựa chọn các cơ sở uy tín.
3. Chữa bệnh trĩ tại nhà bằng các mẹo dân gian
Ngoài việc tiến hành những biện pháp chẩn đoán theo chỉ định của các bác sĩ, người bệnh thường lựa chọn phương pháp điều trị tại nhà bằng một số mẹo như:
– Bài thuốc xông chữa trĩ từ rau diếp cá: Đun sôi rau diếp cá cùng với 500ml nước sôi và thêm vài hạt muối. Sau đó ngồi xông hậu môn đến khi nước nguội. Người bệnh nên sử dụng luôn nước rau diếp cá để rửa hậu môn mỗi ngày.
– Tỏi: Sử dụng tỏi ngâm rượu và giã nát. Mỗi tối trước khi đi ngủ cần vệ sinh sạch hậu môn, sau đó hãy đắp hỗn hợp rượu tỏi vào búi trĩ và dùng băng gạc cố định lại. Sử dụng thường xuyên phương pháp này người bệnh có thể sẽ làm co teo búi trĩ nhanh.
– Sung tươi: Thứ quả này có nhiều hoạt chất giúp hỗ trợ thúc đẩy hệ tiêu hóa, giảm táo bón. Người bệnh có thể bổ sung thêm Sung vào khẩu phần ăn hàng ngày.
Ưu điểm: Thuốc dân gian thì có nguyên liệu đơn giản, dễ tìm kiếm và cách chế biến nhanh, tiện lợi cho người bệnh.
Nhược điểm: Bài thuốc dân gian chữa bệnh trĩ có hiệu quả không được cao, chỉ nên sử dụng cho những người bệnh nhẹ. Không có tác dụng điều trị được dứt điểm. Vì vậy, người bệnh nên tham khảo các pháp đồ đặc trị khác.
4. Chữa bệnh trĩ bằng thuốc Nam – Giải pháp tối ưu nhất giúp dứt điểm bệnh
Thuốc Nam là 1 trong các giải pháp điều trị bệnh quen thuộc được rất nhiều người bệnh tin chọn. Đánh giá về hiệu quả của phương pháp điều trị này, bác sĩ cho biết:
“Chữa trĩ bằng Đông y là phương pháp hiệu quả, chống bệnh tái phát. Nhiều nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng, Đông y có cơ chế điều bệnh trĩ khác biệt hoàn toàn với thuốc tân dược. Những vị thảo dược thiên nhiên đi sâu vào nguyên căn gốc rễ của bệnh lý, giải quyết được triệt để tác nhân gây hại và khắc phục triệu chứng. Song song với điều trị, các vị thuốc Nam còn giúp bồi bổ cơ thể cho người bệnh, nâng cao sức đề kháng, co teo búi trĩ và làm lành tổn thương bên ngoài. Theo thống kê, có đến khoảng 96% người bệnh đã điều trị dứt điểm và không có dấu hiệu tái phát”.
Bên cạnh đó, các bác sĩ còn cho biết thêm, bài thuốc Đông y rất an toàn và lành tính, không có tác dụng phụ. Vì thế người bệnh có thể yên tâm sử dụng.
Một trong những bài thuốc nam được rất nhiều bệnh nhân mắc trĩ sử dụng, chữa khỏi bệnh đó là Thăng trĩ Dưỡng huyết thang. Bài thuốc được kết hợp lý thuyết Y Học Cổ Truyền và Y Học hiện đại như sau:
Bệnh nhân trĩ nên ăn gì và nên kiêng gì?
Các dấu hiệu của bệnh lý trĩ có thể xuất hiện vào bất kỳ thời điểm nào. Chính vì thế việc thường xuyên áp dụng những biện pháp phòng ngừa vô cũng quan trọng. Bạn nên tiến hành các biện pháp sau:
– Thường xuyên vệ sinh hậu môn sạch sẽ để tránh vi khuẩn xâm nhập và gây ra tình trạng viêm nhiễm ở bộ phận này.
– Uống nhiều nước để tăng cường hoạt động của nhu động ruột và tăng cường hoạt động trao đổi chất. Nhờ vậy mà hạn chế được các nguy cơ mắc bệnh táo bón, đây là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh trĩ.
– Xây dựng chế độ ăn hợp lý khoa học, không chỉ bổ sung đầy đủ dinh dưỡng mà còn giúp hỗ trợ hoạt động của hệ tiêu hóa. Trong chế độ ăn cần phải bổ sung thật nhiều rau xanh, hoa quả tươi.
– Hạn chế việc ngồi nhiều hay đứng lâu dễ tạo áp lực lên hậu môn, làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ.
– Tạo thói quen đi đại tiện vào một thời gian cố định trong ngày. Đồng thời không nên vừa đi vệ sinh mà vừa xem điện thoại hay chơi điện tử sẽ làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh.
– Khám sức khỏe định kỳ để phát hiện được bệnh sớm vì ở những giai đoạn đầu những dấu hiệu của bệnh trĩ rất khó nhận biết.
Nếu bạn đang gặp phải những vấn đề của bệnh trĩ, người bệnh không cần phải quá lo lắng vì đã rất nhiều người đã có thể điều trị khỏi khi tìm được phương pháp phù hợp.
Lời kết
Bài viết trên đây đã cung cấp tất cả thông tin về bệnh trĩ cũng cách xử lý bệnh hiệu quả nhất. Mọi thắc mắc về bệnh, bạn đọc có thể bình luận phía dưới. Chúc các bạn sớm tìm được giải pháp phù hợp và nhanh chóng khỏi bệnh.
Anh Thảo