Nghiền thuốc hạ sốt bôi lên người trẻ có hiệu quả không?

Trên nhiều diễn đàn mạng đang rầm rộ chia sẻ về phương pháp hạ sốt cho trẻ bằng cách nghiền thuốc hạ sốt bôi lên người. Vậy, nghiền thuốc hạ sốt bôi lên người trẻ có hiệu quả không? Để có câu trả lời mời bạn đọc theo dõi nội dung dưới đây.

Nghiền thuốc hạ sốt bôi lên người trẻ có hiệu quả không?

Paracetamol là thuốc hạ sốt chủ yếu dùng theo đường uống (dạng bột, dạng siro) hoặc dạng nhét hậu môn, liều lượng dùng thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ và phải phù hợp với độ tuổi của bệnh nhân.

Để trả lời cho câu hỏi nghiền thuốc hạ sốt bôi lên người trẻ có hiệu quả không? Trước hết, mình xin chia sẻ về trường hợp của bé nhà mình: Bé nhà mình 3 tuổi, bị sốt 39,5 độ C. Bản thân con là đứa khó uống thuốc, ép là dễ nôn ói. Mình đã lấy viên đạn paracetamol đặt hậu môn bé cũng có hạ sốt nhưng thời gian hạ sốt khá lâu chán lại rất nóng nhưng con lại không cho dùng miếng dán hạ sốt dán lên chán (do bé thấy vướng, khó chịu..) mà sau 1-3h đầu đó lại không nên kết hợp uống thuốc hạ sốt luôn sẽ gây quá liều (tối thiểu sau 4 tiếng nên kết hợp thêm uống thuốc hạ sốt nếu như con vẫn sốt cao 39 độ). Mình lo lắng và than thở với mọi người. Sau đó, được mọi người mách là nghiền thuốc hạ sốt bôi lên người trẻ (những vị trí như chán, 2 bên thái dương, 2 lòng bàn tay, chân…)giúp hạ sốt nhanh hơn. Được mách vậy, mình đã làm theo.

Tôi thấy bất ngờ với cách nghiền 2 viên thuốc hạ sốt paracetamol bôi lên chán, 2 bên thái dương, 2 lòng bàn tay, chân…mà hiệu quả đến vậy, những vị trí đó bớt nóng đi khá nhiều.

Lưu ý: nên kết hợp uống bù nước, uống nước hoa quả, dùng đa dạng cách hạ sốt để đạt hiệu quả cao.

Qua trên, việc nghiền thuốc hạ sốt bôi lên người trẻ là CÓ HIỆU QUẢ. Tuy nhiên, mọi người cần kết hợp đa dạng, đúng cách và đủ liều lượng nhé.

Hướng dẫn cách hạ sốt cho trẻ cơ bản nhất

Xử lý khi trẻ bị sốt

+ Cho trẻ mặc quần áo rộng rãi, thoải mái nhất có thể

+ Để trẻ năm ở nơi thoáng mát, rộng rãi, sạch sẽ

+ Cho trẻ uống nhiều nước: Uống gói bù nước, các loại nước trái cây (nước cam, nước quýt, nước chanh, …)

+ Lau người cho trẻ bằng khăn ấm: Dùng 5 khăn mềm nhúng vào nước ấm vắt rào và đặt vào các vị trí: trán, 2 nách, 2 bên bẹn của trẻ. Nước ấm bốc hơi sẽ giúp thân nhiệt trẻ mát hơn.

+ Cho trẻ dùng thuốc hạ sốt (nếu thuốc hạ sốt không có tác dụng hoặc trẻ có dấu hiệu bất thường thì nên đến bệnh viện để kiểm tra)

Khi nào nên cho trẻ uống thuốc hạ sốt

Sốt là phản ứng có lợi của cơ thể nên cha mẹ không nên lo lắng quá. Việc làm dụng nhiều thuốc hạ sốt sẽ gây ra những ảnh hướng xấu đến sức khỏe của trẻ. Do đó, cha mẹ chỉ cho trẻ uống thuốc hạ sốt khi con sốt từ 38,5 độ C trở lên.

Nên cho trẻ dùng loại thuốc hạ sốt nào?

Thuốc hạ sốt thường dùng cho trẻ là paracetamol dạng gói hoặc siro. Thuốc có tác dụng sau khoảng 30 phút sử dụng và có hiệu quả kéo dài khoảng 4 – 6 giờ, ít gây tác dụng phụ.

Cho trẻ dùng thuốc với liều lượng tương ứng với cân nặng của trẻ. Có thể cho trẻ uống thuốc hạ sốt 3 – 4 lần/ngày, mỗi lần cách nhau 4 – 6 giờ.

+ Loại 80mg dùng cho trẻ từ 4-6kg

+ Loại 150mg dùng cho trẻ có cân nặng từ 7-12kg

+ Loại 250mg dùng cho trẻ từ 13-24kg

Trường hợp trẻ khó uống, hoặc uống là nôn, sốt co giật thì cha mẹ có thể sử dụng loại thuốc viên qua đường hậu môn.

Trẻ bị sốt co giật xử lý như thế nào?

Trẻ sốt cao có thể dẫn đến co giật, đặc biệt là trẻ từ 6 -1 8 tháng. Cơn co giật xảy ra dưới 5 phút, sau đó trẻ sẽ tỉnh táo. Tuy nhiên, sốt cao co giật có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như: Ngạt thở, thiếu oxy lên não khiến não bị tổn thương, …

Khi trẻ bị sốt co giật, cha mẹ cần:

+ Đặt trẻ nằm nghiêng để đờm, nhớt dãi chảy ra ngoài, không làm tắc đường thở

+ Nếu trẻ có nhiều đờm dãi phải tiến hành hút ra ngay

+ Sau đó sử dụng thuốc hạ sốt nhét hậu môn

+ Cởi bỏ quần áo của trẻ (mục đích là để hạ thân nhiệt).

+ Dùng khăn ấm lau người cho trẻ để trẻ nhanh hạ sốt hơn

+ Sau khi sơ cứu cho trẻ bị co giật, cần đưa trẻ đến bệnh viện để kiểm tra tổng quát.

Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc hạ số cho trẻ

Khi chăm sóc trẻ bị sốt, cha mẹ nên lưu ý những điều sau đây:

+ Không tự ý dùng thuốc hạ sốt cho trẻ dưới 3 tháng tuổi khi chưa tham khảo ý kiến của bác sĩ

+ Liều lượng hạ sốt cần dựa trên cân nặng của trẻ chứ không phải theo độ tuổi. Sử dụng đúng liều để đảm bảo tính an toàn và hiệu quả hạ sốt cho trẻ.

+ Không nên sốt ruôt khi trẻ uống thuốc mà chưa hạ ngay, cần tuân thủ khoảng cahs an toàn giữa 2 lần sử dụng thuốc hạ sốt (nếu sử dụng quá liệu có thể dẫn đến ngộ độc cấp tính)

+ Thuốc hạ sốt phải còn hạn sử dụng

+ Dù là dạng bột, dạng siro hay dạng viên đặt thì thành phần cũng như nhau. Không nên nghĩ dùng 2 dạng thuốc hạ sốt khác nhau thì không cần tuân thủ thời gian giữa 2 lần sử dụng.

Phần lớn các mẹ lo sợ tác dụng phụ khi dùng thuốc hạ sốt là vì chưa tìm hiểu kỹ giới hạn nhiệt độ cho phép khi dùng. Nếu mẹ dùng thuốc hạ sốt đúng liều lượng và kịp thời thì đây sẽ là cách hạ sốt cho bé AN TOÀN, NHANH NHẤT. Hãy là một người mẹ hiểu biết, bạn sẽ có thể bảo vệ bé yêu vượt qua mọi cơn sốt!

Trẻ con ốm vặt, ho, sốt, … là chuyện bình thường. Cha mẹ nên chú ý sử dụng thuốc hạ sốt sao cho an toàn và hiệu quả, tránh gây những đáng tiếc không mong muốn đối với trẻ.

 

Facebook Comments