Nguyên nhân xuống máu chân ở bà bầu và cách khắc phục

Xuống máu chân ở bà bầu là một hiện tượng khá phổ biến, đặc biệt là những cuối tháng thứ 7. Tình trạng này có nguy hiểm không? Hãy cùng Khỏe Đẹp 24h tìm hiểu nguyên nhân do đâu và cách khắc phục tình trạng này.

xuống máu chân ở bà bầu

1. Nguyên nhân gây phù chân ở bà bầu

1.1. Do sự cản trở máu về tim

– Vì khi có thai, càng về những tháng cuối thai nhi sẽ lớn dần làm tăng áp lực trong ổ bụng và tạo nên một lức ép khá lơn lên các tĩnh mạch vùng chậu làm cho máu khó chảy trở về tim được.

– Trong thời kỳ mang thai, các dây chằng trong cơ thể mẹ thay đổi và trở nên mềm hơn, lỏng lẻo và dãn rộng. Điều này giúp cho cơ thể có khả năng dung chứa thai nhi và sinh nở dễ dàng sau này. Cơ thể mẹ cũng tích nước và máu được sản xuất ra thềm 50% so với bình thường để đảm bảo cân bằng cơ thể và nuôi dưỡng thai nhi.

1.2. Sự thay đổi về trọng lượng cơ thể

Các mẹ bầu thường tăng từ 8kg cho đến 20kg, vì vậy sẽ tạo áp lực khá lớn nên đôi chân. Do đó, chân thường bị sưng phù

xuống máu chân ở bà bầu

1.3. Trang phục của mẹ bầu không hợp lý

– Mẹ bầu mặc quần áo quá chật, chơi các môn thể thao nặng làm gia tăng áo lực trong ổ bụng hay trong lồng ngực cũng dẫn đến hiện tượng sưng phù.

1.4 Giảm hoạt động bơm máu ở cơ vùng chân

– Có thể do tính chất công việc phải đứng hoặc ngồi lâu trong một thời gian dài nên mẹ bầu cũng sẽ bị sưng phù. Thêm vào đó, thói quen mang giày cao gót ở phụ nữ và các bệnh nhân bị liệt chân do tai biến mạch máu não hay do các bệnh về thần kinh cũng là nguyên do làm giảm hoạt động bơm máu.

2. Các dấu hiện nhận biết xuống máu chân ở bà bầu

– Các mẹ hãy theo dõi các dấu hiệu nhận biết xuống máu chân say đây:

icon tickKiểm tra xem khuôn mặt có to hơn bình thường, hơi “phị” ra, mi trên hai mắt “nặng như chì”.

icon tickKiểm tra các ngón tay có to lên chút nào không và đối với chân cần chú ý các vùng như mắt cá, đầu gối của hai chân, nơi có các đầu xương lồi lên tạo ra các hố lõm.

icon tickDùng ngón tay ấn vào những nơi có xương nằm dưới da như hai mắt cá chân, ống quyển, nếu hiện tượng da vùng đó khi ấn bị lõm xuống và lâu đầy lên.

icon tickPhù thường biểu hiện ra bên ngoài và dễ thấy bằng mắt: sưng nhưng thường không kèm đau ở mắt, mặt, chân tay hay ở bụng.

icon tickKhi mang thai bị tăng cân nhanh, quá mức bình thường thì khả năng bị phù nề rất cao. Mẹ bầu có thể theo dõi cân nặng nửa tháng/lần, còn vào ba tháng cuối cần mỗi tuần/lần.

3. Phòng ngừa xuống máu chân ở bà bầu bằng cách nào?

Xuống máu chân ở bà bầu là triệu chứng khó tránh khỏi khi mẹ mang thai. Tuy nhiên những cách chăm sóc dưới đây sẽ giúp mẹ bầu hạn chế độ sưng phù:

xuống máu chân ở bà bầu

– Dinh dưỡng: cần cũng cấp những thực phẩm đủ đạm cho cơ thể như: thịt, cá, trứng, sữa,.. Các thực phẩm giàu protein chẳng hạn như thịt, cá, tôm,… Để phòng tránh thiếu sắt bà bầu nên chú ý ăn gan động vật từ 2 – 3 lần/ tuần để bổ sung sắt. Các mẹ cần tránh uống các thức uống có chưa cafein và chất cồn.

– Đặt gác chân trên cao: Mẹ nên nằm nghiêng bên trái khi ngủ để giảm ác lực nên các tĩnh mạch khiến máu lưu thông về tim tốt hơn. Và hãy kê cao chân lên gối khi ngủ.

– Giày dép: nên hạn chế đi giày cao gót vì chúng khiến mẹ cảm thấy khó chịu hơn và gây ra một số vấn đề khác như chai sần da chân, viêm kẽ chân,… Cũng ko nên đi giày, dép quá chật vì như vậy sẽ làm gaimr khả năng lưu thông của các tĩnh mạch.

xuống máu chân ở bà bầu

– Tập thể dục nhẹ nhàng: Mỗi ngày các mẹ có thể dành khoảng 20 phút để vận động nhẹ nhàng để máu huyết lưu thông.

– Hạn chế thời gian đứng: nếu công việc của mẹ bầu yêu cầu phải đứng nhiều, mẹ bầu sẽ thấy mắt cá chân và chân lớn hơn so với lúc vừa ngủ dậy. Vì vậy hãy chọn đôi giày mềm nếu bắt buộc phải đứng.

– Uống nhiều nước hơn: việc uống nhiều nước hơn giúp cơ thể đào thải được lượng nước dư thừa khi chưa cần thiết để chuẩn bị cho quá trình vượt cạn. Mẹ bầu cần lưu ý lượng nước uống mỗi ngày để phù hợp với tình trạng thực tế của mình ví như vẫn bị nôn ói vì ghén, trong ngày mùa Hè nắng nóng hoặc đang trong chế độ tập luyện, mắc chứng đổ mồ hôi nhiều…

xuống máu chân ở bà bầu

– Một số cách để chân bị sưng phù cảm thấy thoải mái hơn như: ngầm chân vào nước nóng trước khi ngủ, massage chân,…

Trên đây là thông tin cần biết về xuống máu chân ở bà bầu mà Khỏe Đẹp 24h chia sẻ cho mẹ bầu. Vì vậy, các mẹ bầu nên chú ý đến các triệu chứng để điều trị kịp thời, giúp giảm hiện tượng sưng phù và và ngăn các van tĩnh mạch cũng như hệ thống tĩnh mạch chân bị suy giãn ra. Chúc các mẹ bầu luôn mạnh khỏe!

Bắc Nguyễn

Facebook Comments