Cảnh báo nguy cơ mắc lupus ban đỏ ở nữ giới cao gấp 9 lần nam giới

Bệnh Lupus ban đỏ thực sự nguy hiểm, hơn nữa triệu chứng của bệnh dễ bị nhầm với các bệnh khác. Bệnh lupus ban đỏ ở phụ nữ chiếm tỷ lệ cao hơn 9 lần so với đàn ông.

 

Lupus ban đỏ ở phụ nữ
 

Bệnh lupus ban đỏ hệ thống là gì?

Lupus ban đỏ hệ thống là một bệnh tự miễn của mô liên kết, có thể ảnh hưởng đến mọi bộ phận cơ thể. Bệnh làm cơ thể nhận biết sai về đáp ứng miễn dịch, dẫn đến chính hệ miễn dịch tấn công vào các tế bào và mô của cơ thể, gây hoại tử mô.

Lupus ban đỏ hệ thống tác động nguy hiểm nhiều nhất đến nội tạng như tim, gan, phổi, thận, ảnh hưởng tới khớp, da, các mạch máu và hệ thần kinh dẫn đến tử vong.

Nguyên nhân gây bệnh

Hiện nay nguyên nhân chính xác gây ra bệnh lupus ban đỏ vẫn chưa tìm ra. Tuy nhiên có một số yếu tố được cho là nguyên nhân của bệnh lupus ban đỏ.

Yếu tố di truyền có thể tăng nguy cơ mắc bệnh. Người có anh, chị, em có tiền sử mắc bệnh lupus ban đỏ sẽ có nguy cơ mắc bệnh lớn hơn 20 lần so với bình thường.

Tác động môi trường: sử dụng các loại thuốc, phơi nắng, hormone, các bệnh miễn nhiễm khác.

Triệu chứng của lupus ban đỏ

Hầu hết bệnh nhân sẽ thấy mình bị nổi các nốt ban đỏ trên ra. Vết đỏ có hình dạng cánh bướm trên mặt là biểu hiện đặc trưng của bệnh. Những tổn thương da này vô cùng nhạy cảm với ánh sáng. Nếu bệnh tiến triển trong thời gian dài sẽ gây ra các khối mô ở da phát triển bất thường nằm trên hoặc dưới da.

Có biểu hiện đau thắt ngực, khó thở giống viêm cơ tim. Có triệu chứng của viêm phổi hay gặp vấn đề về suy hô hấp. Một biểu hiện thường gặp ở bệnh nữa là viêm khớp, người bệnh gặp khó khăn trong việc vận động.

Môi, da tái nhợt xanh xao, có biểu hiện của thiếu máu. Người bệnh có biểu hiện ảnh hưởng tới thận như tiểu đục, tiểu máu, phù toàn thân, tăng huyết áp. Biểu hiện đối với hệ thần kinh là rối loạn phương hướng, đau đầu dữ dội, giảm tri giác, đãng trí.

Phương pháp điều trị

Hiện tại bệnh lupus ban đỏ hệ thống chưa có thuốc đặc trị, chỉ có thuốc làm giảm tác động của bệnh đối với cơ thể. Vì bệnh này khó chữa khỏi hẳn nên cần được phát hiện để điều trị càng sớm càng tốt.

Dùng thuốc theo chỉ định, liều chuẩn của bác sĩ. Tiếp theo là các thuốc hóa chất, hóa trị liệu, thuốc ức chế hệ thống miễn dịch. Sử dụng thuốc theo phương pháp này có thể thành công nhưng cũng có thể thất bại nặng nề do thuốc làm suy giảm hệ miến dịch của cơ thể giống hóa chất điều trị ung thư.

Sử dụng sản phẩm thảo dược: Đây được cho là hướng đi mới trong việc điều trị những bệnh tự miễn như lupus ban đỏ.

Phòng ngừa lupus ban đỏ

Do vẫn chưa tìm ra nguyên nhân của bệnh nên rất khó để phòng tránh, cũng như không biết ai là người không may mắc bệnh. Tuy nhiên một số biện pháp đưa ra để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh với mọi người.

Hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, tia UV, đặc biệt từ 11 giờ trưa đến 2 giờ chiều.

Ăn nhiều đồ ăn giàu kẽm, sắt, vitamin…

Hạn chế các hoạt động quá sức, không để bản thân lo lắng, mệt mỏi mất ngủ.

Biến chứng đối với thai sản

Bệnh lupus ban đỏ hệ thống thường mắc nhiều nhất ở phụ nữ có thai, sau sinh và trong thời kỳ kinh nguyệt. Các bác sĩ thường khuyên người mắc lupus ban đỏ hệ thống không nên sinh con trong thời gian phát bệnh. Mặc dù đa số các bà mẹ mắc lupus ban đỏ hệ thống thường sin hem bé khỏe mạnh.

Vì bệnh lupus ban đỏ diễn biến phức tạp có thời gian phát bệnh và tạm dừng bệnh. Nếu mang thai trong thời gian phát bệnh thì tỷ lệ sống của em bé chỉ là 72,7%, thai dễ bị sẩy, chết lưu, mẹ dễ bị tiền sản giật. Dễ mắc phải hội chứng HELLP có các triệu chứng tán huyết, tăng men gan và giảm tiểu cầu.

Việt Mỹ

Facebook Comments