Triệu chứng, biến chứng và cách phòng bệnh quai bị

Quai bị là một loại vi-rút đường hô hấp lây qua tiếp xúc với nước bọt hoặc dịch tiết hô hấp. Hiểu đơn giản là bạn có thẻ mắc quai bị nếu tiếp xúc với nước bọt hoặc chất nhầy của người bệnh – thường là thông qua ho và hắt hơi

Triệu chứng quai bị

triệu chứng quai bị

Quai bị là một nhiễm trùng rất đặc biệt, bởi vì nó làm cho má và hàm của bạn sưng lên. Quai bị có đặc điểm là sưng tuyến nước bọt mang tai và khiến bệnh nhân quai bị có diện mạo rất đặc biệt do mặt bị sưng lên.

Các triệu chứng phổ biến khác của quai bị bao gồm:

icon tickSốt

icon tickĐau đầu

icon tickĐau cơ

icon tickMệt mỏi

icon tickChán ăn

Kicon tickhô miệng

Các triệu chứng quai bị ở người lớn về cơ bản khá giống như ở thiếu niên và trẻ em. Người bị quai bị cũng rất có thể không gặp bất kỳ triệu chứng nào, hoặc chỉ có triệu chứng rất nhẹ, khi bị nhiễm.

Biến chứng của bệnh quai bị

Bệnh quai bị nếu không được bác sĩ điều trị đúng cách sẽ dẫn đến những biến chứng vô cùng nguy hiểm. Một số biến chứng của quai bị gồm:

icon tickViêm tinh hoàn và nặng nhất chính là teo tinh hoàn, điều này có thể dẫn đến vô sinh. Tuy nhiên, tỷ lệ teo tinh hoàn do quai bị khá thấp – chỉ khoảng 0,5%

icon tickViêm buồng trứng: Người bị quai bị sẽ có dấu hiệu đau bụng và rong kinh. Trường hợp phụ nữ mang thai mắc quai bị trong 3 tháng đầu có thể bị sảy thai hoặc thai chết lưu.

icon tickNhồi máu phổi: Nguyên nhân do huyết khối từ tĩnh mạch tuyến tiền liệt

icon tickViêm tụy cấp tính

icon tickViêm cơ tim

icon tickViêm não, viêm màng não

Người lớn mắc bệnh quai bị thường tiến triển nặng hơn và để lại các biến chứng nguy hiểm hơn so với trẻ em. Mặc dù các biến chứng trên xảy ra với tỷ lệ khá thấp nhưng rất nguy hiểm, nó không chỉ ảnh hưởng tới khả năng sinh sản mà còn có thể đe dọa đến tính mạng của người bệnh.

Điều trị bệnh quai bị

Nguyên tắc: Quai bị là bệnh nhiễm trùng do siêu vi nên chủ yếu điều trị triệu chứng, nâng đỡ tổng trạng, theo dõi phát hiện sớm và điều trị biến chứng (nếu có).

Tiêu chuẩn nhập viện

Sốt cao.

Đau bụng nhiều.

Nôn ói nhiều.

Đau đầu nhiều.

Vùng bìu sưng đỏ, đau.

Chăm sóc người bệnh tại nhà

Dinh dưỡng: ăn thức ăn lỏng, dễ nuốt, dễ tiêu.

Hạn chế ăn thức ăn và nước uống có vị chua.

Vệ sinh răng miệng mỗi ngày.

Tránh thói quen không tốt như bôi, đắp nóng vùng tuyến mang tai.

Cách ly, tránh tiếp xúc với người xung quanh

Cách phòng bệnh quai bị

Vệ sinh cá nhân thường xuyên và súc miệng bằng nước muối hoặc các dung dịch kháng khuẩn khác

Giữ môi trường sống sạch sẽ, thông thoáng. Đặc biể, cần thường xuyên vệ sinh các đồ chơi, vật dụng của trẻ

Tránh cho trẻ tiếp xúc với người mắc quai bị.

Trường hợp đến nơi đông người, nơi có nguy cơ lấy bệnh cao như bệnh viện cần cho trẻ đeo khẩu trang cho trẻ hoặc cho trẻ tiêm vắc xin quai bị.

Vắc xin quai bị đang được sử dụng hiện nay là vắc xin vi khuẩn sống, nhưng đã được làm giảm độc lực để không còn khả năng gây bệnh.

Biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất là tiêm vắc xin sởi quai bị rubel. Hiện nay, vắc xin quai bị thường được phối hợp với vắc xin sởi, rubella trong cùng 1 chế phẩm (MMR) để giảm số lần tiêm và đơn giản hóa quy trình tiêm phòng. Không chỉ trẻ em, mà ngay cả người lớn đặc biệt là phụ nữ có kế hoạch mang thai đều nên tiêm phòng quai bị.

Người lớn: Tiêm một liều duy nhất 0.5ml trên bắp tay

Trẻ em: Mũi thứ nhất tiêm khi trẻ được 12 -18 tháng tuổi, mũi thứ 2 tiêm khi trẻ khoảng từ 3-5 tuổi hoặc trước khi trẻ đi học, 2 mũi nên được tiêm cách nhau tối thiểu 1 tháng.

Phụ nữ chuẩn bị mang thai cần xét nghiệm trước khi tiêm phòng vắc xin quai bị. Trong vòng 1 tháng sau khi tiêm vắc xin cần tránh mang thai. Đối với phụ nữ đang mang thai hoặc đang cho con bú cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi tiêm phòng vắc xin quai bị-sởi-rubella.

Bắc Nguyễn

Facebook Comments