Lụa là vải cao cấp nhất hiện nay với tính chất mỏng nhẹ và vẻ đẹp thẩm mỹ hoàn hap. Nó được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như: May trang phục, sản xuất chăn ga gối đệm hay dùng để trang trí không gian. Vậy vải lụa là gì? Có mấy loại vải lụa? Hãy cùng theo dõi bài viết của Khỏe Đẹp 24 Giờ để được hiểu rõ hơn về loại vải này nhé!
Vải lụa là gì?
Vải lụa là loại vải được dệt từ những sợi tơ tự nhiên. Sợi tơ này được hình thành nhờ quá trình tạo kén rồi nhả tơ của các loài côn trùng như bướm hoặc tằm. Và tơ tằm được đánh giá là sợi tơ tốt nhất để tạo nên vải lụa. Loại vải mỏng và nhẹ, đem đến cảm giác mềm mại, thoải mái cho người mặc. Đồng thời toát lên vẻ sang trọng và thanh lịch cho người mặc.
Nguồn gốc và lịch sử phát triển của vải lụa tơ tằm
Thực ra, vải lụa từ tơ tằm đã có từ 6000 năm TCN, khi vợ của Hoàng đế Trung Quốc đi dạo giữa vườn dâu và nhìn thấy những con sâu đang ăn lá rồi nhả ra những sợi tơ óng và lấp lánh. Nhìn những sợi tơ lấp lánh đó, Hoàng Hậu không kiềm được lòng mà muốn mang chúng về nuôi.
Trong thời gian nuôi tằm, Hoàng Hậu đã phát hiện sự bền bỉ và mềm mại của những sợi tằm. Vì vậy, bà quyết định tìm hiểu và thử nghiệm thì thấy chúng ta có thể dùng tơ tằm để may trang phục.
Do vậy mà nghề nuôi tơ tằm đã ra đời. Và lúc bấy giờ, con đường tơ lụa cũng được hình thành nó kéo dài từ Trung Quốc đến các nước Phía tây của Châu Âu, Châu Phi… Đồng thời, tại thời điểm đó – lụa cao cấp cũng được sản xuất ở Thái Lan và Ấn Độ, …
Ở nước ta, nghề nuôi tằm lấy tơ để sản xuất lụa cũng hình thành khá sớm. Với truyền thống lâu đời phát triển nghề lụa, Việt Nam xuất hiện rất nhiều làng nghề. Nổi tiếng nhất không phải nơi nào khác mà chính là làng lụa Vạn Phúc – Hà Đông với nhiều mẫu mã, kiểu dáng, màu sắc phong phú, họa tiết vô cùng tinh xảo.
Có mấy loại vải lụa?
Vải lụa tơ tằm
Vải lụa tơ tằm là loại vải được ưa chuộng và sử dụng rộng rãi ở nhiều lĩnh vực. Nó được dệt hoàn toàn bằng phương pháp thủ công, kỹ thuật tinh xảo, màu sắc trắng ngà tự nhiên. Đặc biệt, hoa văn của nó thường đơn giản nhưng lại có độ bền khá cao và mặc cũng rất thoáng mát. Loại vải này được sản xuất và bán uy tín tại làng nghề Vạn Phúc – Hà Đông – Hà Nội.
Giá vải lụa tơ tằm: Khổ 90cm – 450.000/m
Vải lụa cát
Đây là loại vải mềm mỏng, thường được sử dụng để may áo dài là chủ yếu. Vải lụa cát có bề mặt hơi nhám chứ không quá mềm mại như vải lụa tơ tằm. Và đây cũng là loại vải được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng sử dụng.
Giá vải lụa cát: Khổ 1,5m-70k/m
Vải lụa satin
Vải lụa satin được dệt từ sợi tơ tằm cao cấp và sử dụng kỹ thuật tạo vải satin là kỹ thuật vân đoạn. Bởi vậy, vải thường chắc chắn hơn và đem đến sự thoải mái khi mặc mùa hè và ấm vào mùa đông cho người sử dụng
Giá vải lụa satin: Khổ 1.5m – 120.000/m
Vải lụa Twill
Vải lụa Twill có hai bề mặt không giống nhau. Cùng được dệt từ sợi tơ tằm, cấu trúc vải chéo đem lại cho Twill cảm giác chắc chắn, dày dặn và độ rũ cao hơn lụa habotai mà vẫn mềm mại, mát rượi. Lụa Twill có độ bóng vừa phải, không bóng bảy như satin nên phù hợp với mọi lứa tuổi
Lụa Twill thích hợp cho những sản phẩm thời trang như váy, quần tây hoặc trang phục đầm công sở. Tạo cảm giác nhẹ nhàng thoải mái khi mặc, không gây khó chịu và kích thích da.
Vải lụa gấm
Sự kết hợp độc đáo giữa hai chất liệu lụa và gấm đã tạo ra một loại vải vô cùng cao cấp và chất lượng, đó chính là vải lụa gấm. Nhờ kết tinh những ưu điểm vượt trội nhất từ 2 chất liệu cao cấp, lụa gấm có đặc điểm mềm mịn, dày dặn, đa dạng màu sắc, họa tiết sang trọng, thường được sử dụng để may trang phục lễ hội, dạ tiệc hoặc sản xuất chăn ga gối đệm cao cấp.
Giá vải lụa gấm: Khổ 1m5 – 75k/m
Vải lụa cotton
Loại vải này được sản xuất từ sợi tơ tằm và cotton nên nó sở hữu tính chất của cả 2 loại vải này. Mang đến vẻ sáng bóng và mềm mượt, nó còn có khả năng chống tĩnh điện vào mùa đông cực hiệu quả. Không những vậy, đây còn là loại vải chống nhăn rất tốt.
Vải lụa đũi
Là sản phẩm được dệt từ những sợi tơ thô của con tằm. Ngoài các màu trơn, lụa đũi cũng được in hoa văn tạo thêm nhiều cá tính độc đáo. Đũi có bề mặt hơi khô nhưng có độ bóng nhẹ nên thích hợp cho sản phẩm suit. Bên cạnh đó, sản phẩm đũi còn được dùng để làm khăn. Giữ độ ấm rất tốt cho những điều kiện thời tiết lạnh vào mùa đông.
Vải lụa giấy
Có giá thành rẻ hơn so với các loại lụa kể trên nhưng vẫn đảm bảo sự mỏng, nhẹ và thoải mái khi mặc. Do đó, có nhiều người thắc mắc rằng: vải lụa giấy có nhăn không? Bạn có thể hoàn toàn yên tâm nhé vì loại vải này sẽ không nhăn khi mặc hay giặt.
Giá vải lụa giấy: Khổ 1,5m – 20k/m
Đặc tính của vải lụa
Đặc tính cơ học
Vải lụa được xem là một trong những loại vải xuất phát từ sợi tự nhiên bền bỉ nhất hiện nay. Do có đặc điểm cấu tạo từ sợi tự nhiên nên độ co giãn của vải lụa khá thấp, chỉ ở mức trung bình.
Đặc tính vật lý
Vải lụa có cấu trúc khá giống với hình tam giác. Do đó, khi có ánh sáng chiếu vào, người dùng sẽ quan sát thấy được sự phản chiếu óng ánh một cách tự nhiên của vải lụa thông qua các góc cạnh khác nhau.
Đặc tính hóa học
Do được tạo ra từ tơ tằm nên vải lụa có khả năng giữ nước tương đối tốt. Cũng chính đặc điểm này mà khi sử dụng vải lụa ta sẽ có cảm giác vải hay bị bám vào da. Tuy nhiên, lụa vẫn được xem là loại vải có khả năng giữ ấm tốt khi thời tiết chuyển lạnh đặc biệt là vào những ngày mùa đông lạnh giá.
Bên cạnh đó chất liệu vải lụa này thì không nên phơi trực tiếp dưới nắng và đây cũng là loại sợi tự nhiên không chứa bất kỳ hóa chất nào nên phải vệ sinh thường xuyên để tránh sâu bọ.
Ưu và nhược điểm của vải lụa là gì?
Ưu điểm của vải lụa
Vải lụa thường nhẹ, bền và có khả năng cách nhiệt khá tốt. Giúp bạn thoải mái, mát mẻ khi mặc vào thời tiết nắng nóng của mùa hè và ấm áp vào mùa đông.
Khả năng hút ẩm cao nên giúp thấm và thoát mồ hôi dễ dàng. Đồng thời, tính chịu nóng cao, không hề bị biến đổi khi quá nóng
Bên cạnh đó, vải lụa hoàn toàn an toàn cho da người mặc, không xuất hiện tình trạng kích ứng vì được làm hoàn toàn từ sợi tơ tằm tự nhiên.
Nhược điểm của vải lụa
Vải lụa dễ bị ố vàng do nhiều mồ hôi và bị côn trùng cắn. Bởi được làm từ sợi tự nhiên nên nó cũng có thể bị phân hủy tự nhiên nên đòi hỏi việc bảo quản khá tỉ mỉ, cẩn thận
Ứng dụng của vải lụa
Trong may mặc
Như các loại vải khác, vải lụa được ứng dụng rất nhiều trong may mặc. Nó được lựa chọn là chất liệu thiết kế và sản xuất ra vô vàn các loại trang phục với nhiều phong cách khác nhau.
Với khả năng thấm hút mồ hôi tốt, vải lụa có thể sử dụng để may quần áo mùa hè như: váy liền tơ tằm, áo sơ mi, bộ đồ ngủ lụa nhung,… Ngoài ra nó cũng thích hợp may quần áo mùa lạnh vì khả năng tĩnh điện, giữ nhiệt tốt.
Trong trang trí, nội thất
Bên cạnh ứng dụng trong may mặc thì vải lụa còn được dùng để trang trí nội thất như bọc ghế hoàng gia, rèm cửa, màn… Sử dụng vải lụa để may đồ trang trí sẽ thể hiện được sự sang trọng, lịch sự và ấn tượng cho ngôi nhà.
Ngoài ra, vải lụa còn được trú trọng trong việc sản xuất chăn ga gối đệm. Với màu sắc trẻ trung, vải mềm mịn, thoáng mát, vải lụa Cotton hay những loại cải lụa khác được rất nhiều thương hiệu nổi tiếng sử dụng như: Sông Hồng, Hanvico, Everon, Everhome, Forever,…
Cách bảo quản lụa tốt nhất
Với đặc thù là mang trong mình loại sợi tự nhiên nên cách bảo quản vải lụa cũng khác xa những loại vải khác. Có nghĩa là bạn không nên giặt chung với các sản phẩm khác để tránh phai màu và co rút chỉ. Tiếp đến là trước khi giặt nên ngâm vải vào nước ấm có pha xà phòng trong 5 phút.
Đặc biệt cần dùng tay vò nhẹ nhàng, không nên dùng hóa chất khiến giảm độ bền của vải. Khi phơi nên chọn chỗ thoáng mát, không để ở nơi có nhiều ánh nắng chiếu vào trực tiếp.
Lời kết
Bài viết trên là tất cả những thông tin về vải lụa mà Khỏe Đẹp 24 Giờ tìm hiểu được, hy vọng nó sẽ giúp quý độc giả hiểu thêm về loại vải lụa mà mình thường mặc.
Bắc Nguyễn
Pingback: 33 Bài Viết Về Vải Lụa Giấy Là Gì
Pingback: [Hướng dẫn] Cách nhận biết lụa tơ tằm Vạn Phúc - Hà Đông chuẩn nhất - Khỏe Đẹp 24h