Lẹo mắt là gì?
Lẹo là một thuật ngữ y học chỉ tình trạng nhiễm trùng cấp tính tuyến bà nhờn ở mí mắt. Tình trạng này thường làm sưng, đỏ ở bờ mắt. Thậm chí chỗ u lên có thể to hơn khi nó chứa mủ.
Nguyên nhân gây ra tình trạng lẹo mắt
Bụi bặm, phấn trang điểm làm tắc nghẽn và nhiễm trùng các tuyến bã nhờn là một trong số những nguyên nhận gây ra tình trạng lẹo mắt.
Theo thống kê thì vi khuẩn staphyloccocus (tế bào hình cầu Gram dương) gây ra khoảng 90 – 95% mụn lẹo ở mắt và thủ phạm còn có thể là một số các loại vi khuẩn khác.
Ngoài ra những người đang bị viêm bờ mi có nguy cơ bị mọc lẹo cao hơn. Các yếu tố khác gồm cơ thể thiếu nước, căng thẳng và những hormone cũng góp phần làm xuất hiện lẹo.
Các dạng lẹo
• Lẹo trong: do nhiễm trùng tuyến nhày của mi mắt: nằm ở mặt trong của mi mắt, bên trong đĩa sụn.
• Lẹo ngoài: do nhiễm trùng nang lông mi, thường có một nốt đỏ, đau ở bờ mi với kích thước và độ rắn giống như hạt đậu.
• Đa lẹo: có rất nhiều đầu lẹo trên một mi hay cả hai mi, thậm chỉ ở cả hai mắt.
Lẹo mắt thường sẽ biến mất sau khoảng từ 7 đến 10 ngày bằng cách chữa đơn giản tại nhà. Dưới đây khoedep24gio chia sẻ tới bạn mẹo chữa lẹo mắt đơn giản có hiệu quả cao làm giảm diễn tiến xấu của mụn lẹo.
Mẹo chữa lẹo mắt ở cả người lớn và trẻ em đơn giản
1. Chườm ấm
Chườm ấm là cách hiệu ủa nhất để điều trị chứng lẹo mắt. Nước ấm có thể giúp bạn làm tan mủ và làm cho mụn lẹo khô một cách tự nhiên.
Cách thực hiện:
+ Làm ướt khăn mặt với nước ấm sau đó vắt nhẹ để khăn không quá ướt và nhỏ giọt.
+ Đặt khăn ấm lên trên mắt trong vòng từ 5 đến 10 phút, thực hiện 3-4 lần/ngày.
2. Vệ sinh mí mắt
Sử dụng dung dịch nước muối, rửa mí mắt cũng có thể giúp vết tổn thương nhanh khô và ngăn ngừa vi khuẩn phát triển.
3. Chườm túi trà
Thay vì sử dụng chiếc khăn lau mặt ấm, bạn có thể dùng một túi trà ấm. Sử dụng túi trà để chườm mắt là lựa chọn tốt nhất cho mắt vì nó có tác dụng giảm sưng và kháng khuẩn.
Cách thực hiện:
+ Thả túi trà vào cốc nước nóng, giống như cách pha trà uống
+ Để chi túi trà nguội hơn, chườm túi trà trên mắt trong vòng 5 đến 10 phút, nên sử dụng 2 túi trà cho 2 mắt.
4. Dùng kháng sinh dạng mỡ bôi vào vùng bị sưng viêm
5. Uống những loại thuốc giảm đau
Bạn có thể dùng thuốc chứa ibuprofen hoặc acetaminophen để giảm nhẹ cơn đau, và nhớ đọc kỹ hướng dẫn để uống thuốc đúng liều. Nếu lẹo mắt trở nên to và đau hơn hoặc không biến mất sau vài ngày điều trị tại nhà, bạn nên đi khám bác sĩ.
6. Mát-xa quanh vùng bị tổn thương
Bạn có thể xoa bóp khu vực bị lên lẹo và kết hợp với khăn lau mí mắt vết tổn thương nhanh khô hơn. Sử dụng tay sạch để mát-xa nhẹ nhàng vùng da. Một khi cục mụn bị vỡ, bạn hãy giữ nó sạch sẽ, tránh chạm vào mắt. Dừng mát-xa nếu bạn thấy đau.
Lưu ý khi bị lẹo mắt
+ Hạn chế đưa tay lên mắt
+ Tuyệt đối không nên nặn lẹo mắt
+ Cần gặp bác sĩ nếu lẹo mắt vẫn sưng to sau vài ngày điều trị để được tư vấn kịp thời.
Cách phòng ngừa bệnh lẹo mắt
+ Không chà mắt của bạn vì điều này có thể hây kích ứng mắt và nhiễm trùng lây lan
+ Bảo vệ mắt bạn khỏi khói bụi và ô nhiễm không khí bằng cách đeo kính an toàn mỗi khi bạn đang ở bên ngoài, đặc biệt khi bạn làm việc nhà như dọn dẹp nhà cửa hay cắt cỏ.
+ Tránh đến những nơi bụi bẩn hoặc nơi bị ô nhiễm không khi nặng nề
+ Tẩy trang cho mắt sạch sẽ sau khi trang điểm mắt của bạn. Thay mascara ít nhất mỗi 6 tháng/lần bởi vì vi khuẩn có thể phát triển khi mắt được trang điểm
+ Hãy xử lý với bất kỳ tình trạng viêm hoặc nhiễm trùng mí mắt kịp thời. Nếu bạn không xử lý kịp thời thì sự lây nhiễm có thể lây lan các tuyến dầu của mí mắt và gây ra một mụn lẹo ở mí mắt.
+ Tránh dùng chung khăn tắm, khăn lau hoặc trang điểm mắt
+ Rửa tay thường xuyên và luôn để tay rời xa khỏi tầm mắt của bạn, đặc biệt là khi chăm sóc cho một người khác với một mụn lẹo ở mí mắt hay bất kỳ loại nhiễm trùng nào khác.
>>Xem thêm: Cách chữa trị bệnh nổi mề đay cho trẻ tại nhà hiệu quả
Kim Ân