“Tiết lộ” cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh chuẩn nhất 2019

Thời tiết thay đổi đột ngột rất dễ làm trẻ sơ sinh mắc phải các bệnh về đường hô hấp. Phương pháp tốt nhất giúp bé dễ chịu hơn đó là rửa mũi. Tuy nhiên, không phải bà mẹ nào cũng biết cách rủa mũi cho trẻ sơ sinh, các mẹ hãy tham khảo cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh chuẩn nhất dưới đây để có thêm thông tin nhé.

cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh chuẩn nhất

1. Vì sao nên rửa mũi cho trẻ sơ sinh?

Khi bé mới được sinh ra, hốc mũi bị dính các dịch từ cơ thể mẹ. Vì vậy cần phải vệ sinh mũi cho trẻ sơ sinh trong thời gian dài để rửa hết những chất dịch đó ra ngoài.
Bên cạnh đó, trẻ sơ sinh lại rất mẫn cảm với với môi trường bên ngoài nên có thể bị sổ mũi nếu như hít phải khói bụi bẩn. Lúc này, dịch mũi khi mới chớm bệnh trong 1, 2 ngày đầu thường trong, loãng và ít. Dần dần, dịch mũi chảy nhiều và đặc sệt lại. Nếu bị viêm nhiễm nặng, dịch sẽ có màu vàng hoặc xanh, có mùi hôi.

Việc vệ sinh mũi sạch sẽ là vô cùng cần thiết bởi trong mũi chứa rất nhiều vi sinh vật. Mũi sạch có thể làm giảm số lượng những sinh vật trong miệng, tai và họng giúp trẻ hô hấp tốt hơn, khỏe mạnh hơn.
Mũi sạch sẽ góp phần làm giảm bệnh viêm mũi, nhiễm khuẩn, bệnh lây lan qua đường hô hấp như cảm cúm, viêm phế quản…

cách trị sổ mũi cho trẻ sơ sinh chuẩn nhất

2. Cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh chuẩn nhất

Bước 1: Trải miếng lót chống thấm lên giường/bàn và đặt bé nằm nghiêng trên đó, đặt 1 tay lên đầu bé và giữ nhẹ để tránh bé giãy giụa, có thể gây tổn thương.

Bước 2: Lót vài lần khăn xô dày dưới cổ và đầu bé để nước rửa chảy ra thấm vào đó.

cách rửa múi cho trẻ sơ sinh chuẩn nhất

Bước 3: Nếu bé mới bị ngạt mũi nhẹ, dịch mũi còn lỏng thì mẹ có thể tiến hành rửa ngay. Trong trường hợp dịch mũi đặc lại, có rỉ mũi dính trong lỗ mũi, thì mẹ nên nhỏ mỗi bên mũi 2 – 3 giọt nước muối, đợi 1 lúc cho nước muối ngấm làm mềm rỉ mũi thì nhẹ nhàng dùng tay day day mũi bé để rỉ mũi mềm và bong ra.

Bước 4: Đặt miệng lọ nước muối đầu tròn vào lỗ mũi phía trên của bé, bóp nhanh nhưng không quá mạnh để nước muối đi vào trong và từ từ chảy ra ở lỗ mũi bên kia. Dịch mũi và rỉ mũi có thể theo nước muối chảy ra lỗ mũi bên kia, hoặc qua miệng bé.

cách rửa múi cho trẻ sơ sinh chuẩn nhất

Bước 5: Sau khi xịt hết lọ nước muối, mẹ có thể dùng đèn pin kiểm tra xem còn nhiều dịch/rỉ trong mũi bé không, nếu còn thì có thể tiếp tục xịt thêm nước muối cho ra hết dịch.

Bước 6: Dùng khăn mềm nhẹ nhàng lau sạch mũi, miệng bé, dỗ dành bé vài phút trước khi quay bé nằm nghiêng sang phía ngược lại để rửa tiếp lỗ mũi bên kia của bé.

Bước 7: Trường hợp dịch mũi quá đặc và không chịu trôi ra theo nước, mẹ có thể dùng dụng cụ hút mũi để hút cho con. Chú ý chỉ dùng cách này khi dịch mũi quá đặc bạn nhé, còn lại thì không nên lạm dụng.

3. Những điều cần tránh trước khi vệ sinh mũi cho trẻ

a) Dùng miệng hút mũi cho bé

Đây là cách làm mà bố mẹ có thể vô tình làm cho trẻ sơ sinh mắc phải các bệnh về đường hô hấp khác. Bởi trong miệng của người lớn của chứa rất nhiều vi khuẩn gây hại cho bé. Các mẹ tuyệt đối không được hút mũi bằng miệng cho bé.

b) Vệ sinh mũi bằng nước muối quá nhiều

Hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh tiết ra một chất nhầy trong mũi, chất nhầy này có tác dụng tạo độ ẩm tự nhiên và ngăn chặn bụi bẩn từ môi trường bên ngoài. Vì vậy, nếu rửa mũi bằng nước muối quá nhiều sẽ làm teo niêm mạc mũi, ảnh hưởng đến quá trình hô hấp của trẻ sơ sinh.

Trên đây, chúng tôi đã chia sẻ cho các mẹ cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh chuẩn nhất. Với cách rửa trên bé sẽ rất dễ chịu và thời gian khỏi bệnh cũng được rút ngắn. Nếu bé bị nghẹt mũi nhiều mà rửa trong 1-2 ngày không hết thì các mẹ nên đưa bé đến gặp bác sí cằng sớm càng tốt nhé.

Bắc Nguyễn

Facebook Comments