Công thức dạy con không cần đòn roi khiến con nghe lời răm rắp

Đã là trẻ con nên không thể tránh khỏi những giây phút hiếu động quá đà hoặc có thái độ không tốt với mọi người xung quanh. Vậy, trong những trường hợp đó bố mẹ nên làm gì? Hãy tham thảo 4 cách phạt con không cần đòn roi ngay sau đây.

phạt con không cần đòn roi

1. Tại sao không nên dùng đòn roi với trẻ

Trẻ hư thì nhất định phải phạt, đó là nguyên tắc đầu tiền bạn cần nhớ khi dạy con. Nhưng phạt ở đây không đồng nghĩa với việc dùng đòn roi hay la mắng. Mà phạt là để con nhận ra sai lầm, sửa chữa và không tái phạm nữa.

Khi bạn dùng đòn roi con chỉ cảm thấy sợ hãi và miễn cưỡng làm theo lời bố mẹ. Đòn roi không khiến con nhận ra sai lầm mà chỉ đơn giản là sợ. Thậm chí trẻ còn thấy mình thật “tội nghiệp” và “đáng thương”. Đó chính là lý do khiến con sẽ tiếp tục mắc lại sai lầm đó. Bởi con không hề biết rằng điều đó là sai trái.

Đặc biệt, việc lạm dụng đòn roi còn gây ra sang chấn tâm lý, ảnh hưởng rất xấu đến sự phát triển tâm sinh lý của trẻ.

phạt con không cần đòn roi

2. Công thức phạt con không cần đòn roi

2.1. Phạt đứng

Các cha mẹ có thể áp dụng hình phạt đứng khi con cố ý nhảy từ trên cao xuống hay chạy nhảy leo trèo trên xe. Ngoài ra, bố mẹ có thể phạt con up mặt vào tường hoặc khoanh tay khi con có biểu hiện không nghe lời.

phạt con không cần đòn roi

2.2. Tước một số quyền lợi của trẻ

Khi các bé mải xem TV, điện thoại thì chẳng con quan tâm gì đến những thứ xung quanh và quên luôn cả giao nhiệm vụ như làm bài tập, thu dọn đồ chơi…. Khi đó, hình phạt tốt nhất đó là hãy “tước” đi một quyền của trẻ. Ba mẹ có thể giới hiện thời xem TV, không được sử dụng điện thoại 1 tuần

phạt con không cần đòn roi

2.3. Phạt ngồi một chỗ

Nếu bé tỏ ra ngỗ nghịch cãi nhau, đánh nhau với anh chị em hoặc bạn bè, bố mẹ có thể tách con ra riêng một phòng và để con ngồi tại chỗ suy ngẫm về lỗi sai của mình. Vì Ép con xin lỗi sẽ khiến con không phục, bực bội thêm nhất là khi sự việc vừa xảy ra, cảm xúc chưa lắng xuống.

Ép xin lỗi con sẽ khiến con tự đắc, coi trời bằng vung và tiếp tục có những hành động thô lỗ như vậy. Trường hợp này hãy để trẻ một mình, khi không có ai chơi cùng hoặc quấy phá, trẻ sẽ tĩnh tâm hơn.

phạt con không cần đòn roi

2.4. Phạt làm việc nhà

Hãy áp dụng hình phạt này khi con yêu vẽ bậy lên tường, vứt đồ chơi bừa bãi, để đồ đạc lung tung không đúng nơi quy định.

Khi bố mẹ phạt con theo cách này sẽ giúp con biết rằng con cần có trách nhiệm giữ gìn vệ sinh chung trong nhà cùng với tất cả mọi người

phạt con không cần đòn roi

2.5. Tịch thu món đồ yêu thích

Khi trẻ ném đồ lung tung, vừa ăn vừa chơi, bố mẹ đầu tiên hãy khuyên con ngừng lại. Nếu như trẻ vẫn không nghe, bạn có thể dùng cách này để phạt con. Lập ra quy ước lâu dài với trẻ rằng mắc lỗi gì thì sẽ bị tịch thu đồ, cho đến khi bé thừa nhận lỗi của mình.

phạt con không cần đòn roi

>>> Xem thêm tại: Dạy kỹ năng sống cho trẻ 5 tuổi, ba mẹ Việt có biết?

2.6. Phạt nhặt đậu, nhặt bi

Hình phạt này có tác dụng rèn luyện tính nhẫn nại của trẻ, tránh trẻ rơi vào tình trạng thích cái gì đó nhưng cứ làm được giữa chừng thì bỏ dở. Khi bố mẹ áp dụng hình phạt này, bé sẽ ý thức được sai lầm của mình đồng thời trở thành đứa trẻ kiên nhẫn hơn.

phạt con không cần đòn roi

2.7. Cấm làm những thứ trẻ thích

Bạn sẽ không cho con xem phim hoạt hình, không được ăn bim bim hoặc không được đi ra ngoài chơi nếu trẻ phạm các lỗi: không đánh răng, bỏ thừa đồ ăn, vứt đồ đạc cá nhân lung tung

phạt con không cần đòn roi

2.8. Để trẻ hiểu cảm giác đói

Bé biếng ăn, kén ăn àm ba mẹ càng o ép, dỗ dành trẻ cũng không có tác dụng. Thay vì thế, bố mẹ hãy để con lựa chọn hoặc không cần ăn nhiều. Chỉ cần mỗi thứ một miếng hoặc là trẻ phải nhịn đói hoàn toàn.

Nếu lựa chọn của trẻ là nhịn đói đồng nghĩa với việc sẽ không cho trẻ ăn thêm bất lỳ loại đồ ăn vặt bánh kẹo, hoa quả nào. Hãy để trẻ phải trải qua cảm giác đói, khi đó trẻ mới biết giá trị của đồ ăn và có lựa chọn thông minh hơn ở lần sau.

phạt con không cần đòn roi

Trên đây là cách phạt con không cần đòn roi không những hiệu quả mà còn có tác dụng trong việc phát triển nhân cách của con. Các cha mẹ hãy nhớ và vận dụng với con trẻ trong cuộc sống hàng ngày nhé.

Bắc Nguyễn

Facebook Comments