Các loại vitamin, khoáng chất không thể thiếu trong suốt thai kỳ

Nhu cầu dinh dưỡng của phụ nữ mang thai là rất lớn vì còn phải nuôi dưỡng em bé trong bụng nữa mà. Để cả mẹ và bé đều khỏe mạnh các mom cần bổ sung các loại vitamin cần thiết cho bà bầu.

 

Vitamin cần thiết cho bà bầu

>> Xem thêm: Bài tập yoga cho bà bầu

Vitamin A

Vitamin A

 

Là chất đóng vai trò quan trọng cho sự biệt hóa các biểu mô, cần thiết cho sự tăng trưởng, tăng miễn dịch, hỗ trợ cải thiện thị giác. Vitamin A có nhiều trong các loại rau củ màu cam và đỏ như cà rốt, cà chua, bí ngô, ớt chuông, đu đủ và các loại rau xanh thẫm.

Trong thai kỳ nếu người mẹ đã bổ sung đủ vitamin A qua thực phẩm thì không cần bổ sung thêm vitamin A bằng cách uống thuốc nữa. Bổ sung vitamin A trong một ngày qua đồ ăn đối với mẹ bầu khoảng 800 mcg/ngày là đủ do thừa vitamin A có thể gây ra ngứa ngáy, chán ăn, dị tật bào thai.

Vitamin D

Để hấp thụ canxi và phốt pho thúc đẩy quá trình cấu tạo xương thì phải cần đến vitamin D. Vitamin D có trong cá, trứng, sữa, phomai.

 

Vitamin D

 

Thiếu vitamin D sẽ dẫn đến trẻ bị còi xương ngay trong bụng mẹ. Thừa vitamin D cũng gây ra hậu quả xấu như tăng canxi huyết, dị tật bào thai, tổn thương thận. Nhu cầu vitamin D ở phụ nữ có thai là khoảng 10mcg/ngày. Ngoài ra, trên da người cũng có các tiền vitamin D, khi tiếp xúc với tia UV sẽ chuyển thành vitamin D có hoạt tính tốt cho việc cơ thể hấp thu canxi.

Vitamin nhóm B

Các loại vitamin nhóm B đều góp phần quan trọng vào qua trình chuyển hóa trong cơ thể. Ví dụ như B1 cần trong quá trình chuyển hóa glucid. Vitamin B2 có vai trò quan trọng trong quá trình tạo máu, tăng chiều cao. Vitamin B12 giúp tránh tình trạng thiếu máu, rắc rối về thần kinh, cực bội.

 

Vitamin B

 

Phụ nữ mang thai cần bổ sung đủ vitamin B1 để tránh nguy cơ thể tránh phù nề. Nạp đủ 1,4 mg vitamin B2 ngày. Khi có thai nhu cầu vitamin B12 cũng tăng lên 0,2 mcg/ngày. Bạn có thể bổ sung thêm B12 từ thực phẩm có nguồn gốc động vật. Các mom ăn chay hay bị thiếu B12 lắm nhé.

Vitamin E

Vitamin E tham gia vào các hoạt động hóa sinh trong cơ thể, thúc đẩy quá trình chuyển hóa các chất dinh dưỡng. Vitamin E còn chống lại các gốc tự do dư thừa, làm chậm quá trình lão hóa. Nhu cầu hàng ngày của chúng ta là 8mg/ngày nhưng của người mẹ mang thai là 10mg/ngày tăng khoảng 2 mg/ngày.

 

Vitamin E

 

Các mẹ nên bổ sung thêm vitamin E thông qua các loại thực phẩm như, dầu o – liu, đậu, lạc, vừng, dừa, hạt hướng dương, hoặc uống bổ sung vitamin E. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng uống kết hợp vitamin E và vitamin có thể cải thiện tình trạng tiền sản giật.

Vitamin C

Vitamin C đóng vai trò quan trọng trong các phản ứng thành lập collagen, giúp mau lành vết thương, làm tăng sức đề kháng, hỗ trợ hấp thu sắt. Vitamin C có nhiều trong các loại trái cây chua (chanh, bưởi, cam), các loại rau tươi, cà chua….

 

Vitamin C

 

Nhu cầu vitamin C đối với phụ nữ có thai là 80mg/ ngày và đối với bà mẹ cho con bú là 100mg. Nhu cầu vitamin C của phụ nữ có thai tăng. Do vậy ngoài ăn các thực phẩm giàu vitamin C thì phụ nữ có thai nên uống bổ sung vitamin C. Thiếu vitamin C có thể gây bệnh scorbut với các biểu hiện là xuất huyết, viêm nướu, răng dễ rụng, sưng khớp.

Sắt

Sắt là khoáng chất cần thiết cho bà bầu trong quá trình tạo máu và tạo nhân tế bào khi mang thai.

Sắt có nhiều trong thịt, cá, lòng đỏ trứng, nghêu, sò, ốc, hến, trong ngũ cốc, đậu, rau có lá màu xanh đậm, bí ngô, phủ tạng động vật và đặc biệt là tiết.

 

Sắt

 

Phụ nữ mang thai nên bổ sung khoảng 60mg sắt nguyên tố mỗi ngày trong suốt thai kỳ đến sau sinh 1 tháng. Thiếu sắt ở phụ nữ mang thai sẽ ảnh hưởng tới quá trình vận chuyển oxy ở cả mẹ và thai nhi, tăng tỷ lệ sinh non, nhiễm trùng hậu sản.

Iốt

Iốt là vi chất quan trọng để tuyến giáp tổng hợp các hormon điều chỉnh quá trình phát triển của hệ thần kinh trung ương và các bộ phận trong cơ thể như tim mạch, tiêu hóa. Nguồn cung cấp iốt tốt nhất là các thức ăn từ biển như cá, cua, tôm, sò, rong biển.

 

Iốt

 

Thiếu iốt dễ dẫn tới bướu cổ, đần độn, tổn thương não. Phụ nữ mang thai thiếu iot có thể gây sảy thai tự nhiên, sinh non. Trẻ sơ sinh có thể bị các khuyết tật bẩm sinh như liệt tay, chân, nói ngọng, điếc, câm, mắt lác. Nhu cầu iốt của phụ nữ mang thai khoảng 175- 200mcg/ngày.

Kẽm

Kẽm góp phần quan trọng vào quá trình sửa chữa và hoàn thiện DNA. Kẽm giúp duy trì khứu giác nhạy bén, tạo nên hệ miễn dịch khỏe mạnh. Kẽm có nhiều trong các loại ngũ cốc, động vật có vỏ, hạt bí ngô, mầm lúa mì, sô cô la đen, nấm.

 

Kẽm

 

Thiếu kẽm sẽ dẫn đến vô sinh, sinh non, sẩy thai, nhiễm độc thai kỳ hoặc có thể sinh già tháng, thai nhi sinh ra không bình thường. Nhu cầu kẽm của phụ nữ mang thai là khoảng 15mg/ngày.

Phụ nữ có thai cần chú ý bổ sung các loại vitamin khoáng chất cần cho bà bầu trong thai kỳ để bé khỏe, mẹ vui. Ngoài việc lựa chọn thực phẩm giàu vi chất dinh dưỡng, phụ nữ mang thai nên bổ sung thêm các loại vitamin theo chỉ định của bác sỹ.

Việt Mỹ

Facebook Comments