Du lịch Phượng Hoàng Cổ Trấn Trung Quốc có cần xin visa không?

Du lịch Phượng Hoàng Cổ Trấn với cảnh sắc hữu tình, hoang sơ nhưng say đắm cùng những con người thân thiện nơi đây. Nơi này có tuổi thọ trên 1.300 tuổi, nơi như một chứng nhân lịch sử ghi lại mọi vận đổi sao rời của Trung Quốc suốt những thế kỉ qua.Với nét cổ kính, chi tiết cổ xưa và nét sống truyền thống từ xa xưa đã khiến rất nhiều du khách muốn khám phá. Vậy khi du lịch Phượng Hoàng Cổ Trấn chơi gì? Có cần xin visa không? ……. Hãy cùng Khỏe Đẹp 24 giờ tìm hiểu qua bài viết này nha.

du lịch phượng hoàng cổ trấn chơi gì

1. Đi du lịch Phượng Hoàng Cổ Trấn có cần xin visa không?

Cách Hà Nội hơn 1.000 km, Phượng Hoàng cổ trấn nằm sâu trong lục địa Trung Quốc. Bạn buộc phải xin visa Trung Quốc để đi Phượng Hoàng. Giá visa dịch vụ dịp bình thường (từ tháng 6 đến tháng 9) khoảng 70-85 USD/người (khoảng 1,5-1,9 triệu đồng/người), cao điểm (từ tháng 10 đến tháng 5) khoảng 130-190 USD/người (khoảng 3 – 4,2 triệu đồng/người) tùy thời gian làm nhanh hay chậm. Bên cạnh đó, bạn có thể tự xin visa theo hướng dẫn của đại sứ quán hay lãnh sự quán tại TP HCM nhưng khá tốn thời gian.

2. Đi đâu chơi ở Phương Hoàng Cổ Trấn mùa hè này?

2.1 Cầu đá nhảy – điểm check in hot nhất mùa hè

Đây là nơi du khách đến Phượng Hoàng Cổ Trấn nhất định phải ghé thăm. Cầu đá nhảy nằm giữa sông Đà Giang, bắc ngang 2 bờ thị trấn độc mà đẹp mê hồn người. Lượng khách đổ về đây tham quan ngày càng nhiều. Thật khó để kiếm được khoảng trống cho những bức ảnh sống ảo chất hơn nước cất. Vì vậy hãy cố gắng đến thật sớm và sắp xếp thời gian nghỉ hè, ở lại chơi dài hạn thì bạn sẽ có cơ hội chụp hình ngay thôi.

cầu đá nhảy phượng hoàng cổ trấn

2.2 Vườn quốc gia Trương Gia Giới

Vườn quốc gia Trương Gia Giới có diện tích trải rộng hàng nghìn km vuông. Vườn quốc gia có vô số các cột đá trụ và đỉnh núi. Nhiều cột đá cao hàng trăm mét, ở giữa các đỉnh núi, khe núi hay các khối dãy đá trụ trời là các thác nước, suối nguồn, với 40 hang động, 2 cây cầu tự nhiên khổng lồ. Ngoài ra còn có những rừng cây nguyên sinh và thung lũng sâu tạo thành một vùng phong cảnh ấn tượng có một không hai.

vườn quốc gia trương gia giới

2.3 Phố dù đỏ

Nếu Cầu đá nhảy mang nét khác biệt và độc đáo cho cổ trấn thì những con phố chăng đầy đèn lồng đỏ là điểm nhấn đặc biệt tạo nên đặc trưng mang nét Trung Hoa cho Phượng Hoàng cổ trấn. Đi bộ những con đường lát gạch vuông khấp khỉu, 2 bên tường rêu phong ẩm ướt, trên đầu là những chiếc đèn lồng đỏ rực khiến bạn sẽ có cảm giác như mình là một nhân vật chính trong thước phim cổ trang nào đó.

Phố dù đỏ

2.4 Thiên Môn Sơn

Thiên Môn Sơn – cái tên nói lên tất cả, con đường dẫn đến cổng trời dài 11km dẫn lên đỉnh núi cao 1.100 m so với mực nước biển. Con đường Thiên Môn Sơn với 99 khúc cua thần thánh với ti tỉ góc chết thách thức mọi tay lái. Con đường được bình chọn là một trong những cung đường nguy hiểm nhất thế giới trong top bình chọn của độc giả trang Dangerous Roads.

thiên môn sơn

Khi đã chụp xong những bức ảnh tại nơi mà “cứ giơ máy lên là thấy góc đẹp”, bạn có thể khám phá ẩm thực của Phượng Hoàng Cổ Trấn.

3. Ẩm thực Phượng Hoàng Cổ Trấn

3.1 Shaokao

Shaokao hay còn đọc là “Sao-khảo” – tức “đồ nướng”. Mặc dù, chỉ là đồ ăn vặt thôi nhưng hấp dẫn vô cùng, nào xiên cua nướng, kẹo hồ lô, xiên cá viên… ngập tràn và thơm phức. Mỗi món lại phong phú trong các hương vị tẩm ướp riêng. Vừa khám phá thị trấn, vừa nhâm nhi những xiên thịt nướng nóng hổi là một trải nghiệm vô cùng thú vị khi tham quan Phượng Hoàng Cổ Trấn.

shaokao

3.2 Các loại bánh

Phượng Hoàng Cổ Trấn sở hữu nhiều loại bánh khác nhau, từ truyền thống đến hiện đại. Những chiếc bánh cổ truyền thể hiện hương vị tinh túy nhất, đặc trưng cho ẩm thực Trung Hoa với bánh bao, bánh gạo nếp, các loại nhân truyền thống đặc sắc, hình dáng nhỏ xinh và mộc mạc. Giá mỗi loại bánh rất bình dân, trung bình chỉ khoảng 5 tệ mỗi cái. Bạn có thể thưởng thức trọn vị hết mọi loại bánh ở đây mà chẳng lo “cháy túi” đâu nhé.

bánh tại phượng hoàng cổ trấn

3.3 Vịt hầm tiết và gạo nếp

Vịt hầm tiết là món ăn khá độc đáo và lạ mắt. Để làm món này ngon thì đòi hỏi phải rất tỉ mỉ trong cách chế biến. Đầu tiên, ngâm gạo nếp trong nước rồi đổ vào bát. Sau đó, trộn đều gạo với tiết sống, hấp cách thủy và cắt thành nhiều miếng trước khi chiên. Vừa chiên gạo, người ta sẽ vừa hầm vịt. Khi vịt đã nhừ, gạo vừa chiên xong sẽ được nhồi vào trong, nêm nếm gia vị rồi hầm thêm một lúc nữa cho tới khi vịt chuyển thành màu vàng đỏ hấp dẫn.

vịt hầm tiết canh

Chúc bạn đọc có một chuyến du lịch vui vẻ!

Bắc Nguyễn

Facebook Comments
5/5 - (1 bình chọn)