“Tiền nhiều để làm gì” – dạy con ứng xử với đồng tiền

Nuôi dạy con trẻ như thế nào cho tốt là vấn đề khá đau đầu của tất cả các bậc phụ huynh. Với thời đại xã hội phát triển hiện nay, việc dạy con ứng xử với đồng tiền như thế nào cho hợp lý cũng là một trong những hành trang bước vào cuộc sống. Do đó, các cha mẹ nên dạy con những điều cơ bản sau đây.

dạy con ứng xử với đồng tiền

1. Giải thích cho con về khái niệm tiền

Tiền không tốt và cũng không xấu. Tiền chỉ là một công cụ để phục phụ cho cuộc sông của ta. Tiền không giúp đánh giá được bản chất con người. Giá trị của một con người không thể đo được bằng việc họ có bao nhiêu tiền. Mà giá trị con người được đánh giá qua cách sống, cách đối nhân xử thế của họ đối với người khác.

2. Tiền có mang lại hạnh phúc?

Tiền không thể nào làm cho bạn hạnh phúc. Thực tế, một số người giàu có chưa chắc đã hạnh phúc hơn người nghèo. Người giàu có thường có xu hướng căng thằng hơn vì họ còn bận kiếm tiền mà đúng không. Những người hạnh phúc lá những người luôn cảm thấy hài lòng với những gì mình đang có. Người ta có thể cảm thấy hạnh phúc khi không ngừng phấn đấu nhưng sẽ không thể hạnh phúc nếu mục tiêu đó là tiền, là sự giàu có, là chức danh, là địa vị.

dạy con ứng xử vói đồng tiền

3. Không phải mọi thứ đều được trả bằng tiền

Nhiều bậc cha mẹ hay thưởng và trả tiền cho con nếu con làm việc nhà, nhổ tóc sâu hay làm việc gì đó giúp ba mẹ. Tuy nhiên, điều đó đôi khi không tốt cho trẻ. Như vậy, vô tình bố mẹ đã để cho con không có suy nghĩ đúng đắn. Con làm thì mẹ phải trả tiền, con không thích làm để được trả tiền,….

Hãy dạy trẻ rằng có những việc chúng ra làm cho mọi người không được trả tiền nhưng vẫn cảm thấy vui và hạnh phúc.

4. Dạy con chi tiêu

Khi con học bậc tiểu học, cha mẹ cần cho con làm quen nhiều hơn với việc bị sai đi mua chút đồ như: mua chai nước mắm giúp mẹ vì mẹ đang dở chút việc, mua gói bột canh,…. Những việc làm như vậy sẽ dạy con biết cách chi tiêu và quý trọng đồng tiền hơn.

Hoặc khi con đi siêu thị cùng ba mẹ thì con cũng được phép 1 khoản tiền nhỏ để con có thể tự lựa chọn đồ con thích.

dạy con ứng xử vói đồng tiền

5. Chia sẻ những lo lắng về tiền bạc cho con nghe

Điều đó không có nghĩa là bạn mang hóa đơn điện, hóa đơn nước, hóa đơn mạng, tiền chi tiêu hàng tháng,… ra cho bọn trẻ xem. Bạn có thể nói cho chúng biết gia đình mình đã tiêu tiền như thế nào.

Ví dụ, bạn có thể nói tại sao bạn lại phải tự lái xe thay vì đi máy bay trong kỳ nghỉ của cả nhà, đó là tiết kiệm tiền để mua một căn hộ to hơn… Tại sao bạn vẫn sử dụng xe cũ, đó là để tiết kiệm tiền cho con học đại học hay lúc bố mẹ về hưu.
Sự chia sẻ này cũng cho thấy những giá trị của gia đình, thúc đẩy việc thiết lập các mục tiêu và sự hy sinh – một bài học mà đa số trẻ em ngày nay có thể ứng dụng.

6. Dạy con giữ tiền và chi tiêu hợp lý

Con đã bước vào bậc tiểu học, bạn hãy bắt đầu giao tiền cho con giữ. Thay vì cho con tiền tiêu hàng ngày như các mẹ, bạn  cho con hẳn 1 khoản to để tiêu trong 1 tuần hoặc 1 tháng. Nếu con làm mất hay tiêu lẹm vào thì con sẽ phải nhịn ăn sáng hoặc ăn ít đi. Tuy nhiên, nếu bạn phát hiện ra con nhịn ăn sáng, tôi sẽ phạt rất nặng. Bạn tôi  đã “chống” lại tình trạng đau khổ đó bằng cách mua gạo về thổi xôi sáng.

dạy con ứng xử vói đồng tiền

7. Tiền không phải là quan trọng nhất

Mặc dù tiến rất quan trọng và không thể thiếu trong cuộc sống nhưng tiền không phải là tất cả. Đừng để tiền điều khiển mọi quyết định của bạn.

Việc dạy con ứng xử với đồng tiền là một trong những vấn đề quan tâm nhất của xã hội hiện nay. Hãy để con yêu của bạn có những nhận thức đúng đắn về tiền và cách sử dụng tiền một cách hợp lý nhé.

>> Xem thêm tại: Độc chiêu dạy trẻ bướng bỉnh biết nghe lời không cần quát mắng

Bắc Nguyễn

Facebook Comments