Bảng chỉ số đường huyết của các loại trái cây

Thông tin về chỉ số đường huyết của trái cây là cần thiết để người bệnh tiểu đường xây dựng được thực đơn lành mạnh. Bài viết dưới đây sẽ phân nhóm các loại trái cây thường gặp, đồng thời nhấn mạnh lưu ý và cách ăn đúng của từng nhóm, giúp người bệnh dễ dàng kiểm soát được lượng đường cơ thể nạp vào.

1. Những loại quả có chỉ số đường huyết thấp

Chỉ số đường huyết GI của thực phẩm được tính bằng tốc độ chuyển hóa thành đường của thực phẩm đó sau bữa ăn. Các loại quả có GI từ 55 trở xuống được xem là thấp, thường chứa ít carbohydrate, khả năng gây gia tăng đường huyết không đáng kể. Dưới đây là một số loại quả thông dụng có chỉ số đường huyết thấp.

Loại trái cây Chỉ số đường huyết
Chuối vừa chín 53
Táo 53
Anh đào 32
Mận 24
Bưởi 25
Dâu tây 41
Cam 44
Lựu 18
38

Đối với những loại quả này, người bệnh tiểu đường có thể ăn thoải mái mà không lo bị tăng đường huyết. Tuy nhiên, lưu ý rằng chuối là loại quả có chỉ số đường huyết thay đổi theo độ chín, nếu chuối chín mùi sẽ có GI lên đến 62. Vì vậy, người bệnh tiểu đường chỉ nên ăn chuối xanh hoặc chuối vừa chín tới.

Chỉ số đường huyết của chuối thay đổi theo độ chín, vì vậy người bệnh chỉ nên ăn chuối xanh hoặc chuối chín vừa.

Đọc phân tích của chuyên gia dinh dưỡng: Bệnh tiểu đường có kiêng ăn chuối không?

Như vậy, đây là những loại quả phù hợp nhất cho thực đơn của người bị tiểu đường. Tiếp đó là nhóm những loại quả có chỉ số đường huyết trung bình, thông tin cụ thể dưới đây.

2. Những loại quả có chỉ số đường huyết trung bình

Các loại quả có chỉ số đường huyết dao động từ 56 đến 69 thuộc nhóm trung bình, có khả năng chuyển hóa thành đường với tốc độ vừa phải, các loại quả đó là:

Loại trái cây Chỉ số đường huyết
Cam chín 66
Dứa (thơm) chín 56
Đu đủ 60
Dưa hấu 76
Củ cải đỏ 64

Đối với những loại trái cây này, người bệnh tiểu đường cần chú ý ăn đúng cách để không gây tăng đường huyết, dưới đây là hướng dẫn cụ thể:

  • Nên ăn sau bữa chín 2 giờ: Trong bữa chín sẽ có một lượng carbohydrate lớn được nạp vào cơ thể, qua đó gây tăng đường huyết. Nếu dùng trái cây ngay sau đó, vô tình sẽ khiến lượng carbohydrate được nạp vào quá cao, dễ gây tăng đường huyết mất kiểm soát, gây hại cho người bệnh tiểu đường.
  • Kiểm soát lượng trái cây: Người bệnh chỉ nên dùng khoảng 5 – 6 lát trái cây có chỉ số đường huyết trung bình để tránh đường huyết tăng cao đột ngột.
  • Nên dùng trái cây tươi: Người bệnh nên dùng trái cây tươi thay vì quả khô hoặc nước ép, vì sau quá trình chế biến, lượng đường trong các sản phẩm này vẫn còn nhưng dưỡng chất lại hao hụt nhiều. Điều này khiến chỉ số đường huyết tăng cao, ví dụ như nho tươi chỉ có GI đặt 46, nhưng nho khô có chỉ số GI lên lên tới 93.

Người bệnh nên dùng trái cây tươi thay vì quả khô hoặc nước ép, vì chỉ số đường huyết thường sẽ tăng sau khi được chế biến.

Trên đây là thông tin về một số loại quả có chỉ số đường huyết trung bình và cách ăn đúng cách. Đọc ngay: Các loại trái cây tốt cho người bệnh tiểu đường giúp ổn định đường huyết

3. Những loại quả có chỉ số đường huyết cao

Những loại quả có chỉ số đường huyết trên 70 được khuyến cáo không nên để người bệnh tiểu đường dùng thường xuyên, dưới đây là một số quả phổ biến.

Loại trái cây Chỉ số đường huyết
Dưa hấu 72
Bí ngô 75
Củ cải vàng 97
Nho khô 93
Mận khô 103

Người bệnh tiểu đường không nên ăn những loại trái cây này, vì đây là nhóm thực phẩm có khả năng chuyển hóa thành đường với tốc độ nhanh, dễ gây mất kiểm soát đường huyết. Nếu người bệnh muốn ăn, cần tuân thủ nghiêm ngặt các lưu ý sau để tránh gây hại cho sức khỏe.

  • Chỉ ăn 1 – 2 lát cho mỗi lần ăn: Người bệnh chỉ nên ăn 1 – 2 lát, tương đương với khoảng 15g trái cây cho mỗi lần ăn để lượng carbohydrate đi vào cơ thể không bị tăng đột ngột.
  • Nên ăn cách xa bữa chính: Người bệnh nên ăn trước hoặc sau bữa chính 2 giờ để không nạp quá nhiều carbohydrate cùng lúc.
  • Không nên ăn nhiều lần: Đối với trái cây có chỉ số đường huyết cao, người bệnh tiểu đường chỉ nên ăn tối đa 1 lần/ngày và 2 lần/tuần.

Người bệnh tiểu đường chỉ nên ăn tối đa 1 lần/ngày và 2 lần/tuần các loại trái cây có chỉ số đường huyết cao.

Như vậy, bài viết đã nêu ra chỉ số đường huyết của trái cây theo ba mức thấp, trung bình, cao cùng với cách ăn của từng nhóm. Ngoài việc kiểm soát đường huyết đến từ thức ăn, người bệnh cũng nên xây dựng lối sống lành mạnh, tích cực để cơ thể được khỏe khoắn, tránh các biến chứng của bệnh tiểu đường.

Facebook Comments