Năm 1965, Canada đã lựa chọn thiết kế của George Stanley để làm quốc kỳ. Thiết kế này dựa trên hiệu kỳ của Học viên quân sự Vương thất Canada. Một lá cờ 3 sọc, 2 đỏ, 1 trắng theo tỉ lệ 1:2:1 và điểm nhấn là hình ảnh chiếc lá phong – một loại thực vật đặc trưng tại Canada. Chiếc lá phong được thiết kế với 11 đỉnh nhọn và được in giữa lá cờ. Hai bên sọc màu đỏ tượng trưng cho Đại Tây Dương và Thái Bình Dương, ở giữa màu trắng biểu tượng cho việc phần lớn đất nước Canada bị bao phủ bởi tuyết trắng.
Ngày 28/01/1965, Nữ vương Canada Elizabeth II công bố quốc kỳ mới.
Quốc kỳ được bắt đầu sử dụng từ ngày 15/02/1965 sau một buổi lễ chính thức tại Parliament Hill tại Ottawa, với sự hiện diện của Toàn quyền Georges Vanier, Thủ tướng, các thành viên khác trong nội các và các nghị viên Canada.
Ý nghĩa lá cờ Canada
Chiếc lá phong đại diện cho những người dân Canada thống nhất, không phân biệt gốc Pháp hay Anh. Họ cùng nhau chung sống hòa thuận trên đất nước rộng lớn thường xuyên phủ tuyết trắng. Ngài Maurice Bourget – phát ngôn viên của Thượng viện đã nhấn mạnh ý nghĩa biểu tượng của lá cờ Canada như sau: “Lá cờ biểu tượng cho sự thống nhất quốc gia, đại diện cho tất cả người dân mang quốc tịch Canada, không phân biệt chủng tộc, văn hóa, ngôn ngữ, tín ngưỡng hay quan điểm.”
Hình ảnh lá phong tại Canada
Tại Canada vào khoảng tháng 9, 10 trên khắp các thành phố nhất là tại Montreal. Khi đất trời vừa chuyển sang thu, các con đường và công viên đột ngột chuyển màu. Những sắc đỏ kiêu hãnh, sắc vàng cam lóng lánh phủ khắp bề mặt đất cùng bầu trời khiến đất trời đều nhuộm màu lãng mạn. Sắc màu ấn tượng của mùa thu với những con đường ngập tràn lá vàng mang lại cho con người ta những cảm xúc khó tả.
Có lẽ cũng chính vì nét đẹp đặc trưng này mà cây phong luôn được người dân Canada dành tình cảm đặc biệt. Ngoài trở thành biểu tượng của đất nước và phổ biến trên thế giới, người dân tại Canada còn ưu ái tỏ chức lễ hội cây phong vào tháng 3, 4 hàng năm như một sự kiện đặc biệt nhằm tôn vinh nét đẹp và thưởng thức sắc phong.
Kim Ân