Ngày 15/7 cảnh sát giao thông tổng kiểm tra 4 loại giấy tờ trên toàn quốc đối với các phương tiện vận tải, trong đó tập trung vào ô tô chở khách, ô tô vận tải và xe mô tô. Vì vậy khi đi trên đường bạn nhớ mang theo đầy đủ giấy tờ tránh bị phạt.
Lần kiểm tra này nhằm xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về trật tự an toàn giao thông, trong đó tập trung vào các vi phạm là nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông như: nồng độ cồn, ma túy, quá tốc độ, vi phạm phần đường, làn đường, tránh vượt, dừng đỗ, chở quá số người và không đội mũ bảo hiểm.
Trao đổi với phóng viên, thiếu tá Nguyễn Trung Sơn, đội phó phụ trách đội tuần tra kiểm soát giao thông số 2 cho biết, đơn vị sẽ tập trung xử lý nhóm lỗi vi phạm đối với các phương tiện vận tải khách, ô tô tải container như vi phạm lỗi dừng đỗ, chạy quá tốc độ, đi ngược chiều, lùi trên đường cao tốc, vi phạm nồng độ cồn, ma tuý…, là những hành vi trực tiếp gây ra tai nạn giao thông.
Đặc biệt, trong lần ra quân này, các tổ trưởng tổ công tác xử lý trên đường sẽ được gắn một camera trước ngực, ghi lại hình ảnh toàn bộ quá trình xử lý vi phạm. ‘Các trường hợp vi phạm nhưng không nhận lỗi, cãi chày cãi cối, chống đối tổ công tác sẽ được camera ghi lại toàn bộ hình ảnh làm căn cứ để xử lý. Không những vậy, hình ảnh camera cũng giám sát luôn cả các cán bộ chiến sĩ trong quá trình làm nhiệm vụ, ai vi phạm sẽ bị xử lý nghiêm”, Thiếu tá Sơn cho biết.
1. Thời gian thực hiện
Trao đổi với báo giao thông, được biết kế hoạch được thực hiện từ 15/7 đến hết ngày 14/8 và chia thành 2 đợt:
+ Đợt 1: từ ngày 15/7 đến hết ngày 29/7
+ Đợt 2: từ ngày 30/7 đến hết ngày 14/8
Chủ yếu cảnh sát giao thông sẽ tập trung xử lý các hành vi gây sai phạm.
2. Những giấy tờ nào cần phải kiểm tra
Theo đó, sau khi dừng phương tiện, lực lượng cảnh sát giao thông sẽ kiểm soát 4 loại giấy tờ gồm: đăng ký xem giấy phép lái xe, giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (đối với xe ô tô), giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới và các giấy tờ khác theo quy định.
3. Số tiền xử phạt khi không mang giấy tờ
tại thời điểm kiểm tra, người vi phạm không có giấy tờ nào, lực lượng chức năng sẽ lập biên bản không có giấy tờ đó. Trong thời hạn 7 ngày hẹn đến giải quyết, nếu người vi phạm xuất trình được giấy tờ, sẽ xử phạt lỗi không mang. Trong trường hợp quá 7 ngày, người vi phạm không đến sẽ xử phạt lỗi không có giấy tờ. Kể cả sau 7 ngày người vi phạm mới đến vẫn phải chịu lỗi không có giấy tờ xe.
“Quy định này để tránh mập mờ và có nhiều cách xử lý như hiện nay gây khó cho lực lượng giải quyết vi phạm”, ông Tùng cho biết.
Điểm a, b khoản 3 Điều 21 xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới quy định: Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô không mang theo giấy phép lái xe, trừ hành vi vi phạm quy định tại Điểm c Khoản 7 Điều này. Người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô không mang theo giấy đăng ký xe. Đối với xe mô tô, xe gắn máy, Nghị định 46 đang xử phạt với mức phạt tiền từ 80.000 đồng đến 120.000 đồng.
>> Xem thêm: Theo kết quả thi THPTQG điểm đầu vào đại học tăng nhẹ
Nguyễn Huyền