Trang Chủ » PHÁP LUẬT » Quy định của pháp luật Việt Nam về việc ai nuôi con sau khi ly hôn

Quy định của pháp luật Việt Nam về việc ai nuôi con sau khi ly hôn

btv06

Khi cuộc sống hôn nhân không còn hạnh phúc thì ly hôn chính là sự giải thoát cho cả hai vợ chồng. Vậy ai có quyền nuôi con khi ly hôn?

Khi cuộc sống hôn nhân không còn hạnh phúc, mục đích hôn nhân không còn đạt được thì ly hôn chính là sự giải thoát cho cả hai vợ chồng. Vậy ai có quyền nuôi con khi ly hôn? Pháp luật Việt Nam quy định thế nào về vấn đề này? Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết này nhé.

Ai nuôi con khi ly hôn

1. Căn cứ pháp lý để xét ai được quyền nuôi con khi ly hôn

Căn cứ theo Điều 81 Luật hôn nhân gia đình 2014 quy định về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục con sau khi ly hôn như sau:

iconSau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền và nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục con chưa thành niên hoặc con đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và tài sản để tự nuôi mình theo quy định của luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác liên quan.

iconVợ, chồng thỏa thuận với nhau về việc người sẽ trực tiếp nuôi con, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên đối với con sau khi ly hôn. Trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án sẽ quyết định giao con cho bên nào nuôi căn cứ theo quyền lợi về mọi mặt của con. Nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì Tòa án sẽ xem xét nguyện vọng của con muốn ở cùng bên nào.

iconNếu con dưới 36 tháng tuổi thì người mẹ sẽ được trực tiếp nuôi con. Trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con thì việc nuôi con sẽ được xem xét giao cho bên còn lại.

Điều 82 của luật này cũng quy định về quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con như sau:

iconCha hoặc mẹ, người mà không trực tiếp nuôi con phải có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con khi con sống chung với người trực tiếp nuôi.

iconCha, mẹ phải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con nếu không trực tiếp nuôi con.

iconNgười không trực tiếp nuôi con có quyền và nghĩa vụ thăm non con và không bị bất cứ ai cản trở sau khi đã ly hôn. Tuy nhiên, nếu người không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để gây ảnh hưởng xấu hoặc cản trở tới việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm con của người đó.

2. Giành quyền nuôi con khi ly hôn

Ai nuôi con khi ly hôn

Tòa án sẽ căn cứ vào một số điều kiện sau để quyết định giao con cho ai nuôi khi ly hôn:

iconVề vật chất: Tòa án sẽ xem xét điều kiện về kinh tế, vật chất của cả hai bên để đảm bảo người sẽ nuôi con sẽ có đủ khả năng đáp ứng được những nhu cầu ở mức sống tối thiểu về việc ăn uống, chỗ ở và học tập của con. Pháp luật không yêu cầu người trực tiếp nuôi con phải cho con sống trong cuộc sống giàu sang, sung túc nhưng phải đảm bảo được nhu cầu sống tối thiểu của con. Để chứng minh người trực tiếp nuôi con có đảm bảo được cuộc sống cho con hay không sẽ được phản ánh thông qua tình trạng tài chính hiện có và mức thu nhập hàng tháng của cha, mẹ. Người nào không chứng minh được tình trạng tài chính của mình ổn định thì sẽ bất lợi hơn so với bên còn lại nếu muốn giành quyền nuôi con.

iconVề tinh thần: khi con được giao cho cha hoặc mẹ nuôi dưỡng thì môi trường sống của con như thế nào, có tốt hay không, con sẽ được phát triển toàn diện về kỹ năng và tinh thần không.

iconVề sức khỏe của người trực tiếp nuôi con: người nuôi con phải có sức khỏe tốt để đảm bảo chăm sóc được cho con

iconTòa án sẽ xem xét cả yếu tố về nhân phẩm, đạo đức của người trực tiếp nuôi con trước khi đưa ra quyết định ai được quyền nuôi con khi ly hôn. Đối với người đã từng có tiền án, tiền sự thì sẽ gặp bất lợi trong việc giành quyền nuôi con.

iconNgười trực tiếp nuôi con phải là người yêu thương và dành nhiều tình cảm cho con. Nếu bạn chứng minh được trong thời gian chung sống, đối phương không quan tâm và có hành vi bạo lực đối với con trẻ cả về thể xác lẫn tinh thần thì bạn sẽ có lợi thế rất lớn trong quyết định cuối cùng của Tòa án.

iconVợ/chồng ngoại tình, có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm cuộc sống hôn nhân, nếu chứng minh được điều đó bạn cũng có lợi thế trong việc giành nuôi con.

Ngoài việc phân chia tài sản chung thì vấn đề ai nuôi con khi ly hôn cũng rất quan trọng. Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp ích được nhiều cho bạn đọc trong việc xác định ai được quyền nuôi con khi ly hôn.

Phương Anh

Bài viết cùng chuyên mục
Hồ sơ xin giấy phép đầu tư

Hồ sơ xin giấy phép đầu tư các nhà đầu tư không thể bỏ qua

0

Giấy phép đầu tư là giấy phép hoạt động do cơ quan có thẩm quyền ban hành cho cá nhân, tổ chức đủ điều kiện thành lập công ty nước ngoài tại Việt Nam. Hồ sơ xin giấy phép đầu tư gồm những gì?

Chia tài sản sau khi ly hôn

Nguyên tắc phân chia tài sản sau khi ly hôn của hai vợ chồng

0

Khi mục đích hôn nhân không còn đạt được, cuộc sống không còn hạnh phúc thì ly hôn chính là giải thoát cho cả hai. Quyền nuôi con và phân chia tài sản sau khi ly hôn là 2 vấn đề rất được quan tâm.

Cách đặt tên công ty

Những lưu ý bạn không thể bỏ qua về cách đặt tên công ty

0

Khi thành lập công ty bạn cần phải xác định cho công ty mình một cái tên. Việc đặt tên công ty chính là tiền đề phát triển thương hiệu sau này của công ty.

Thủ tục tách hộ khẩu

Điều kiện và thủ tục tách hộ khẩu chi tiết từ a tới z

0

Tách hộ khẩu là việc cho ra đời một sổ hộ khẩu mới có thông tin của người được tách khẩu. Điều kiện và thủ tục tách hộ khẩu được tiến hành ra sao?

Mất giấy đăng ký kết hôn

Mất giấy đăng ký kết hôn có xin cấp lại được không?

0

Vì lý do khách quan hay chủ quan nào đó mà không may vợ chồng làm mất giấy đăng ký kết hôn của mình. Mất giấy đăng ký kết hôn thì có xin cấp lại được không?

Tạm hoãn hợp đồng lao động

Quy định tạm hoãn hợp đồng lao động bạn cần phải biết

0

Tạm hoãn hợp đồng lao động là việc tạm dừng thực hiện hợp đồng lao động trong một thời gian nhất định do thỏa thuận giữa hai bên lao động

15/7 Cảnh sát giao thông tổng kiểm tra 4 loại giấy tờ trên toàn quốc

0

Ngày 15/7 cảnh sát giao thông tổng kiểm tra 4 loại giấy tờ trên toàn quốc đối với các phương tiện vận tải, trong đó tập trung vào ô tô chở khách, ô tô vận tải và xe mô tô. Vì vậy khi đi trên đường bạn nhớ mang theo đầy đủ giấy tờ tránh […]

lợi ích khi thành lập công ty

Những lợi ích khi thành lập công ty

0

Lợi ích khi thành lập công ty là gì? Đó là Kinh doanh hợp pháp, được nhà nước cho phép, được pháp luật bảo vệ và tăng độ uy tín với khách hàng.

Thủ tục để được hưởng chế độ thai sản năm 2019

0

Thủ tục để được hưởng chế độ thai sản năm 2019 1. Thành phần hồ sơ hưởng chế độ thai sản Tùy vào từng trường hợp mà thành phần hồ sơ hưởng chế độ thai sản sẽ khác nhau tuy nhiên tất cả các trường hợp dưới đây đều phải kèm 2 mẫu là: Mẫu […]

Hướng dẫn cách tính tiền thai sản năm 2019

Hướng dẫn cách tính tiền thai sản năm 2019

0

Theo căn cứ của Luật Bảo hiểm xã hội – Luật số 58/2014/QH13 và Nghị định 115/2015/NĐ-CP, lao động nữ đóng bảo hiểm xã hội khi sinh con sẽ được hưởng một số khoản tiền trợ cấp trong chế độ thai sản. Dưới đây là cách tính tiền thai sản 2019 dành cho các lao […]

Thông báo Google