Nguyên tắc phân chia tài sản sau khi ly hôn của hai vợ chồng

Hôn nhân là kết quả của quá trình yêu thương giữa hai người. Tuy nhiên, không ai có thể đảm bảo cuộc sống hôn nhân đó duy trì mãi được. Khi mục đích hôn nhân không còn đạt được, cuộc sống không còn hạnh phúc thì ly hôn chính là giải thoát cho cả hai. Quyền nuôi con và phân chia tài sản sau khi ly hôn là 2 vấn đề rất được quan tâm. Bài viết này sẽ trình bày về nguyên tắc phân chia tài sản sau khi ly hôn của hai vợ chồng.

Chia tài sản sau khi ly hôn

1. Xác định tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng

Căn cứ theo Điều 33 và 43 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng như sau:

Điều 33: Tài sản chung của vợ chồng:

icon tickTài sản chung của vợ chồng bao gồm các tài sản do vợ, chồng tạo ra; nguồn thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ các trường hợp được quy định tại Khoản 1 Điều 40 của luật này. Vợ chồng được thừa kế chung tài sản hoặc được tặng cho chung và các tài sản khác được hai vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung. Sau khi kết hôn, quyền sử dụng đất mà vợ hoặc chồng có được là tài sản chung, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế, tặng cho riêng hoặc có thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.

icon tickTài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để đảm bảo cuộc sống của gia đình nhằm thực hiện các nghĩa vụ chung của vợ chồng là tài sản chung.

icon tickTrường hợp đang có tranh chấp và không có căn cứ để xác minh tài sản đó là tài sản riêng của vợ hoặc chồng thì tài sản đó được coi là tài sản chung.

Điều 43: Tài sản riêng của vợ, chồng:

icon tickTài sản riêng của vợ, chồng bao gồm các tài sản mà vợ, chồng có được trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế hoặc tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại Điều 38, 39 và 40 luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và các tài sản khác theo pháp luật quy định là tài sản riêng của vợ, chồng.

icon tickTài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng thì cũng được coi là tài sản riêng của vợ, chồng. Các hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 33 và Khoản 1 Điều 40 của luật này.

2. Nguyên tắc phân chia tài sản sau khi ly hôn

Chia tài sản sau khi ly hôn

Điều 59 của Luật hôn nhân và gia đình 2014 cũng quy định về nguyên tắc phân chia tài sản sau ly hôn, theo đó:

icon tickViệc phân chia tài sản khi ly hôn sẽ ưu tiên thỏa thuận trước tiên. Tức là vợ chồng khi ly hôn có quyền thỏa thuận về tất cả các vấn đề trong đó có việc phân chia tài sản với nhau. Tòa án sẽ xem xét và giải quyết trong trường hợp vợ chồng không thỏa thuận được.

icon tickTrường hợp không có văn bản thỏa thuận hoặc có văn bản thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị Tòa án tuyên bố vô hiệu toàn bộ thì áp dụng chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn theo luật định.

icon tickTrường hợp có văn bản thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng đồng thời không bị Tòa án tuyên bố vô hiệu thì áp dụng nội dung có trong văn bản đã thỏa thuận để chia tài sản. Đối với những vấn đề không được vợ chồng thỏa thuận, thỏa thuận không rõ ràng hoặc bị vô hiệu thì giải quyết theo quy định của Luật hôn nhân gia đình.

icon tickNếu có yêu cầu tuyên bố thỏa thuận về chế độ tài sản bị vô hiệu thì Tòa án xem xét và giải quyết cùng với yêu cầu phân chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn.

icon tickKhi phân chia tài sản chung, Tòa án phải xác định có sự xuất hiện quyền và nghĩa vụ của người thứ ba đối với tài sản chung đó hay không để đưa người thứ ba đó vào quá trình tham gia tố tụng với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Trường hợp có sự xuất hiện của người thứ ba trong quá trình chia tài sản chung và họ có yêu cầu giải quyết thì Tòa án phải giải quyết. Tuy nhiên, nếu người thứ ba không yêu cầu giải quyết thì Tòa án có trách nhiệm hướng dẫn họ để giải quyết bằng vụ án khác.

icon tickTòa án cần phải xem xét và giải quyết sao cho đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của vợ, chồng, con chưa thành niên, con đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động hay không có tài sản để tự nuôi bản thân.

Khi phân chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn, Tòa án cần xem xét tới các yếu tố ảnh hưởng bao gồm:

icon tickHoàn cảnh thực tế của gia đình, của vợ và của chồng. Bên gặp khó khăn hơn sẽ được ưu tiên chia tài sản phần nhiều hơn để đảm bảo duy trì được cuộc sống.

icon tickCông sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Bên nào bỏ công sức và đóng góp nhiều hơn thì sẽ được chia phần tài sản nhiều hơn.

icon tickLợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập.

icon tickViệc chia tài sản cũng phụ thuộc vào lỗi của mỗi bên khi có hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ về nhân thân, tài sản của vợ hoặc chồng dẫn đến việc ly hôn.

Trên đây là hướng dẫn về cách xác định tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng và nguyên tắc phân chia tài sản sau khi ly hôn. Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp ích được cho bạn đọc trong quá trình tiến hành phân chia tài sản khi ly hôn.

Phương Anh

Facebook Comments